Phúc Châu tái hiện dị tượng ‘Trời đỏ như máu’: Điềm báo nạn đói, binh loạn
Sau khi bầu trời đỏ như máu xuất hiện ở Chu Sơn, Chiết Giang, thì mấy ngày sau ở Phúc Châu, Phúc Kiến, bầu trời máu lại xuất hiện. Theo sách sử ghi lại, cảnh tượng “bầu trời đỏ như máu” là điềm dữ báo trước nạn đói, binh loạn.
Vào tối ngày 11/5, một bầu trời đỏ như máu hiếm gặp xuất hiện ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc thu hút sự chú ý của người dân địa phương, mọi người đều lấy điện thoại di động ra để chụp lại dị tượng.
Trước đó, một bầu trời đỏ rực cũng xuất hiện ở huyện Phổ Đà, Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang vào ngày 7/5. Một ông lão ở địa phương cho biết trong đời ông chưa từng thấy cảnh tượng như vậy.
Một số cư dân mạng cho rằng: “Trời đỏ như máu” biểu thị : “Đây là điềm gở, sắp xảy ra tai họa đẫm máu”, “Oán khí ngất trời!”, “Trời giận người oán”, “Trời có dị tượng, thật đáng sợ, làm thế nào mà trong một thời gian ngắn lại xuất hiện dị tượng nhiều lần như vậy.”
Một blogger Weibo cho biết: ”Đây là hiện tượng ‘huyết không’, nó từng xuất hiện một lần vào thời nhà Minh, sau đó, sản lượng lương thực bị giảm, không thu hoạch được ngũ cốc. Nhà Minh diệt vong.”
Video bầu trời đỏ như máu ở Phúc Châu, Trung Quốc ngày 11/5
Theo ‘Hán Nam tục quận chí’ ghi lại: Vào năm Sùng Trinh đầu tiên của triều đại nhà Minh (1628), “toàn bộ bầu trời Thiểm Tây đỏ như máu. Năm thứ 5 đói kém, năm thứ 6 lũ lụt, năm thứ 7 châu chấu phá hủy mùa màn, nạn đói lớn; tháng 9 năm thứ 8 Tây Hương hạn hán, Lược Dương ngập úng, nhà dân trống không. Năm thứ 9 hạn hán, sâu bọ, năm thứ 10 không có lúa thu hoạch; Mùa hè năm thứ 10 châu chấu bay kín trời… Năm thứ 13 ruộng cạn…. Năm thứ 14 đại hạn.”
Trong ‘Tứ khố toàn thư’ đối với loại dị tượng này cũng có ghi lại cặn kẽ như sau: “Năm Sùng Trinh thứ nhất (1628) vào ngày 25 tháng 3. Canh 5. Toàn bộ bầu trời Thiểm Tây đỏ như máu. Giờ Tỵ dần dần chuyển sang màu vàng. Mặt Trời bắt đầu xuất hiện. Quẻ cho biết đây là điềm dữ. Đại hạn hán, có binh biến. Là năm tặc vương ở Bạch Thủy tạo phản.”
Video bầu trời đỏ như máu ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang vào ngày 7/5
Văn hóa truyền thống Trung Quốc chú trọng Thiên nhân hợp nhất, trong ‘Chu dịch’ viết: “Trời để lại thiên tượng, hiện cát hung, thánh nhân nhìn thấu rõ” . Thiên tượng biến hòa thường là đối ứng với việc cát hung, phúc họa ở nhân gian. Cổ nhân cho rằng: “ Trời đỏ như máu, binh biến đói kém” . Cũng giống như Trăng máu, Trời có màu đỏ máu cũng bị coi là điềm báo cho tai họa bất thường, nhất là binh loạn và hạn hán.
Lý Thuần Phong đời nhà Đường đã viết trong cuốn ‘Ất Tị Chiêm’ rằng : “Khi khí đỏ xuất ra khỏi bầu trời, trong vòng một năm sẽ có người nổi dậy.”
“Khí đỏ tràn đầy bầu trời, là điềm báo đổ máu”. “Khí đỏ bao phủ Mặt Trời như máu, đại hạn hán, dân đói, đất cằn cỗi ngàn dặm”. “Mây đỏ bao vây phía Đông Tây, quốc gia chịu nạn binh đao”. “Khí đỏ cuộn tròn rồi dừng lại trên bầu trời, ắt có máu chảy vì đao binh.”
‘Cổ kim đồ thư tập thành’ thời nhà Thanh trích trong bộ ‘Quản khuy tập yếu · Thiên biến sắc chiêm’ chép rằng: “Bầu trời bình thường vốn trong xanh. Biến thành tối đen, Vua không anh minh; Bầu trời ảm đạm, có việc tang thương lo buồn. Trời đỏ như máu, binh khởi, thiên hạ loạn.”
Trong lịch sử, khi bầu trời xuất hiện màu đỏ như máu hầu hết đều vào những năm cuối của vương triều, chẳng hạn như những năm cuối triều đại Bắc Tống, những năm cuối cùng của triều đại nhà Nguyên. Dị tượng này dường như báo hiệu trước chính quyền sắp bị diệt vong, và kết cục của người cầm quyền.
Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc ( ĐCSTQ) trong ngoài khốn đốn, tình hình bệnh dịch khắp nơi, Trung quốc đại lục dị tượng liên tục xuất hiện. Như thiên nga đen đột nhiên xuất hiện ở quảng trường Thiên An Môn, Bão cát Đôn Hoàng biến bầu trời từ đỏ sang vàng, cửa cố cung điện Thái hòa đổ sụp… Cùng với dị tượng ‘Trời đỏ như máu’ liên tục xuất hiện, khiến dân chúng vô cùng bất an.
Tử Vi (Theo NTDTV )
Từ Khóa :