Phỏng vấn 2 - 3 vòng lại gặp trúng công ty "nói một đằng, làm một nẻo"
Nhiều công ty lúc tuyển dụng đưa ra cả ngàn lợi ích trên mây khiến ứng viên tranh nhau phỏng vấn. Đến khi đậu rồi mới lộ ra bao sự thật khó nói, có nơi còn tự ý hạ thấp mức lương như đã hứa.
Hiện nay có rất nhiều công ty yêu cầu ứng viên phải tham gia 2, 3 vòng phỏng vấn trước khi xem xét tuyển dụng. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít nơi sau khi ứng viên đã hoàn thành các thử thách, công ty lại tự ý thay đổi các quyền lợi khác hẳn so với những gì đã nói ban đầu. Điều này khiến không ít người cảm thấy bức xúc, cho rằng bản thân đã tốn công sức, thời gian để phỏng vấn không đâu.
Tốn công phỏng vấn 2, 3 vòng, cuối cùng công ty không như mơ
Kể lại trải nghiệm của mình, cậu bạn M.T (một member của Cột sống Gen Z ) cho biết: " Phỏng vấn thấy đòi tận 3, 4 vòng, nghĩ chắc công ty chuyên nghiệp, trả lương cao nên phải khắt khe như vậy. Thế là mình cũng tốn nguyên tháng đi đi lại lại, chỉ mong tìm được chỗ làm tốt. Ai dè cuối cùng xong hết mọi thứ rồi mới lòi ra cả đống chuyện khó hiểu.
Nào là tự ý hạ lương thấp hơn những gì trong mô tả công việc nói, rồi còn bảo 'vị trí này vừa hết mong em làm ở vị trí khác công ty đang cần'. Nói chung vừa tốn thời gian, vừa phí công sức, thà nói từ đầu cho người ta còn biết."
Thực tế, hiện nay, có không ít công ty tuyển dụng yêu cầu 2, 3 vòng phỏng vấn, nhất là đối với những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, điều nhiều người bức xúc ở đây không phải là chuyện tốn thời gian thi tuyển, hay việc cố gắng nhưng vẫn không được gọi tên đi làm.
Thứ họ cảm thấy khó chịu nhất là việc một số công ty cố tình nói sai sự thật, tự ý thay đổi quyền lợi nhân viên thấp hơn so với những gì từng nói trước đó. Để đến tận lúc ứng viên đã hoàn thành xong các vòng phỏng vấn, họ mới vỡ lẽ ra mọi chuyện.
Muốn tìm ứng viên phù hợp thì đừng nên chiêu trò!
Dù biết rằng công ty nào cũng chỉ mong tìm được người tài, thế nhưng, cần phải nói rõ và chính xác quyền lợi mà mình có thể đem đến cho ứng viên. Việc tạo chiêu trò, cố tình lừa dối người ứng tuyển chỉ khiến cho doanh nghiệp bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp. Chưa kể nếu ứng viên thẳng thắn từ chối lời mời nhận việc, phía công ty cũng sẽ mất thêm thời gian phỏng vấn người khác.
Video có thể bạn quan tâm
Có thể bạn muốn xem
Vì vậy ngay từ khi trao đổi công việc, hai bên phải nói rõ và chính xác yêu cầu cũng như mong muốn của mình. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng hơn.
Bên cạnh đó, trong bài viết " Gen Z mất kiên nhẫn vì quy trình phỏng vấn rườm rà" được đăng tải trên YAN có nói rằng: " Nhiều bạn trẻ Gen Z cho rằng, quy trình phỏng vấn không nên kéo dài quá 2 vòng, 2 là số vừa đủ để xem người đó có phù hợp, và công ty có thể quyết định nên thuê hay không.
Trong trường hợp phía doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, cũng nên thông báo cho ứng viên kết quả để họ không phải chờ đợi trong vô vọng." Từ những ý kiến đó, các công ty nên xem xét và điều chỉnh lại quá trình tuyển dụng của mình sao cho phù hợp và chuyên nghiệp hơn.
Câu chuyện phỏng vấn, đi làm lúc nào cũng có những tình huống không thể lường trước được. Mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nếu muốn đọc thêm các bài viết tương tự, hãy theo dõi ngay YAN nhé.
THẤT NGHIỆP QUÁ LÂU, NHIỀU NGƯỜI "NGẠI" ĐI LÀM TRỞ LẠI
Hiện nay có rất nhiều người dù đã cố gắng tìm việc nhưng mãi vẫn không có nơi nào gọi đi làm. Đáng nói, trong số đó có không ít trường hợp thất nghiệp đã lâu, thậm chí có thể tính bằng năm.
Cũng vì khoảng thời gian ở nhà quá dài mà họ dần trở nên chán nản, mất hi vọng. Ngay cả khi cơ hội tìm đến, họ cũng chẳng muốn thay đổi thực tại, phải dậy sớm đến công ty làm việc.
Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !