Phong tục đón tết độc đáo của người Nhật

Chia sẻ Facebook
30/01/2023 02:15:48

Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.


Hầu hết các nước châu Á đều đón tết theo Âm lịch, nhưng Nhật Bản lại đón tết theo Dương lịch. Phong tục đón Tết ở Nhật Bản rất khác so với Tết ở Việt Nam .


Ở đất nước mặt trời mọc, Tết gọi là Ô-sô-gát-sư, là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ. Tết ở Nhật thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa của quốc gia và cho đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa. Từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày Tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu xa và thú vị.

Ðón năm mới, người Nhật thường treo một vòng làm bằng rơm khô có tên là shimenawa trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và may mắn. Ngoài ra, mọi nhà cũng đều trang trí cây tùng trước cửa được gọi là Kadomatsu vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.

Cách trang trí shimenawa ở mỗi nhà có thể khác nhau nhưng nhìn chung đều có màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, bình yên luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia đình gia chủ.

Kadomatsu thường được làm bằng 3 ống tre tương và cành thông được xếp theo số lẻ, với mục đích là hạnh phúc đông đầy, không thể chia hết được. Còn cây thông được xem như có sức sống bất diệt, mong muốn mọi điều tốt lành đến với gia chủ.

Bên cạnh đó, người Nhật còn đặt Wakazari trong bếp với mong muốn tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem đến cuộc sông no ấm, những bữa cơm gia đình ngon tuyệt cho họ. Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu bình an trong năm.

Wakazari là một hình tròn, được bện bằng một đoạn dây và được trang trí bằng hoa ở trên cùng.

Ðêm Giao thừa, để xua tan xui xẻo, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng hái nhiều loại cây cỏ. Ðến mồng Bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá "lộc xuân" đó với gạo thành món đặc biệt để ăn sáng. Tết ở Nhật Bản kéo dài tới hai tuần.

Về ẩm thực, ăn mì trường thọ - Toshikoshi Soba - là một đặc trưng vào đêm Giao thừa ở Nhật. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chuông Giao thừa. Ngoài ra, trên mâm cỗ của người Nhật trong các ngày Tết, các món ăn cũng vô cùng phong phú, được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.

Các món ăn trong ngày Tết ở Nhật vô cùng phong phú, được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.

Giống với Việt Nam chúng ta, Nhật Bản đã từng có tết cổ truyền theo âm lịch. Tuy nhiên, để ưu tiên cho việc phát triển kinh tế nên kể từ năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch.


Ở Nhật cũng như ở Việt Nam, vẫn còn giữ gìn phong tục lì xì năm mới. Lì xì cho trẻ con hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn; lì xì cho bố mẹ, ông bà, mong họ có cuộc sống hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi .


Quốc Tiệp (t/h)

Chia sẻ Facebook