Phố Wall vẫn bán tháo, đồng Yên chạm đáy 2 thập kỷ

Chia sẻ Facebook
13/10/2022 17:46:36

Cổ phiếu Phố Wall tiếp tục giảm sau khi Fed nhắc lại sự cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ và giữ lãi suất ở mức cao cho đến khi lạm phát giảm về 2%.


Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 6 liên tiếp hôm 12/10, chạm mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo giá tiêu dùng để biết được động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tương lai.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 28,34 điểm, tương đương 0,10%, đóng cửa ở mức 29.210,85. Chỉ số S&P 500 mất 0,33%, xuống 3.577,03. Chỉ số Nasdaq Composite nhích 0,09% xuống 10.417,10.

Chứng khoán tăng và lợi suất trái phiếu giảm ở đầu phiên, cho đến khi biên bản cuộc họp tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang được công bố vào buổi chiều. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục nhắc lại sự cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ và giữ lãi suất ở mức cao cho đến khi có “bằng chứng thuyết phục” cho thấy lạm phát trên đà giảm về mức 2%.

Chứng khoán Phố Wall giảm phiên thứ 6 liên tiếp hôm 13.10. Ảnh: WSJ

Biên bản của Fed được đưa ra giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại báo cáo lạm phát tháng 9 sẽ cho thấy lạm phát lõi tiếp tục tăng cao.

Lạm phát càng cao, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ càng mạnh tay tăng lãi suất để đưa chỉ số này vào tầm kiểm soát, đồng nghĩa với việc tỉ giá sẽ tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến, đè nặng lên cổ phiếu.

Thêm vào những lo ngại đó, lạm phát bán buôn công bố hôm 11/10 cho thấy áp lực về giá đối với các doanh nghiệp tăng với tốc độ cao hơn dự kiến trong tháng 9.

Cổ phiếu PepsiCo tăng 4% sau khi công ty tăng dự báo tăng trưởng hàng năm và báo cáo kết quả hàng quý tốt hơn mong đợi.

Cổ phiếu chip rớt giá, khiến các công ty như Alphabet và Microsoft chịu tổn thất nặng nề.

Trong khi đó, cổ phiếu Moderna tăng 8% sau khi công ty này thông báo họ sẽ hợp tác với công ty Merck & Company để phát triển và bán một loại thuốc điều trị ung thư.

Đồng Yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda tuyên bố sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Thị trường suy đoán không biết liệu các nhà chức trách Nhật Bản có can thiệp thêm một lần nữa để hỗ trợ đồng tiền này hay không.


Đồng Yên nhanh chóng giảm xuống còn 146,86 Yên đổi 1 USD sau tuyên bố của ông Kuroda hôm 12/10, vượt qua mức 145,90 trước đó khiến BoJ chi gần 20 tỷ USD để mua đồng Yên vào tháng 9. Đây là lần thứ 2 ngân hàng này can thiệp để cứu đồng Yên, sau lần đầu tiên vào năm 1998.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda. Ảnh: Japan Times

“Chúng tôi phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và ổn định”, ông Kuroda cho biết tại một sự kiện tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington. “Nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch, nên chúng tôi phải tiếp tục hỗ để nó phục hồi”, ông Kuroda khẳng định.

Đồng Euro giảm xuống 96,96 cent/EUR từ 97,06 cent/EUR.

Giá dầu thô Mỹ giao tháng 11 giảm 2,08 USD xuống 87,27 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 1,84 USD xuống 92,45 USD/thùng.

Giá xăng bán buôn giao tháng 11 không đổi ở mức 2,63 USD / gallon. Dầu sưởi tháng 11 không đổi ở mức 3,93 USD/gallon. Giá khí đốt tháng 11 giảm 16 cent xuống còn 6,44 USD/1.000 feet khối.


Giá vàng giao tháng 12 giảm 8,50 USD xuống 1.677,50 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 12 giảm 55 xu xuống 18,94 USD / ounce và đồng giao tháng 12 giảm 3 xu xuống 3,43 US /pound.


Bitcoin giảm 0,09% xuống 19.129,12 USD/BTC .


Nguyễn Tuyết (Theo CNBC, Bloomberg, AP, Investing)

Chia sẻ Facebook