Phó TGĐ VCCorp Phan Đặng Trà My: Drama không phải công thức thành công duy nhất của truyền hình thực tế!
Nhớ lại quá trình sản xuất KOC Vietnam mùa đầu tiên trong cuộc gặp với phóng viên, chị Phan Đặng Trà My, PTGĐ VCCorp chia sẻ: KOC Vietnam là chương trình mà tất cả các thành viên trong đội ngũ sản xuất, và kể cả là các mentor, được bung sức nhất có thể.
KOC Vietnam 2022 đã chính thức khép lại, đánh dấu bước đi đầu tiên của VCcorp trong lĩnh vực reality show. Chia sẻ với chúng tôi về việc lấn sân sang một lĩnh vực mới, vốn đã có nhiều ‘cây đa, cây đề’ đi trước, chị Phan Đặng Trà My, Phó TGĐ VCcorp - Giám đốc Admicro cho biết: VCCorp có slogan Innovation Non-stop từ khi chúng tôi thành lập cách đây 15 năm. Chúng tôi tâm niệm, thành tựu của chúng ta ngày hôm trước, hôm sau, chính chúng ta là người phải vượt qua đó. Tốt nhất hãy tự mình vượt qua thành quả của mình bằng việc sáng tạo không ngừng, hơn là để đơn vị khác sáng tạo nhanh hơn chúng ta (cười).
KOC đơn giản xuất phát là người tiêu dùng, bỏ tiền ra mua sản phẩm, trải nghiệm sản phẩm đó và có những trải nghiệm thực tế của cá nhân đủ lớn để có thể chia sẻ với mọi người.
Khác biệt giữa KOC và người tiêu dùng bình thường là việc họ đã quyết định nói ra trải nghiệm đó. Và trong số những người nói ra, đâu đó sẽ có những người có cách thể hiện khác biệt, có một lớp người lắng nghe họ, bị ảnh hưởng bởi họ. Những người này dần dần có một tệp người theo dõi, và khi họ chăm chỉ làm nội dung thì những người này trở thành khán giả của họ. Khi những khán giả này thực sự mua sản phẩm, thì họ trở thành KOC.
Khác biệt giữa KOC với KOL là gì? Là KOC không nhất thiết phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Họ xuất phát chỉ là người tiêu dùng đơn thuần. Nhưng một KOC thực sự chuyên nghiệp sẽ là người tiêu dùng thông thái trong lĩnh vực của họ bằng những trải nghiệm của họ.
Covid-19 đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho social shopping. KOC cũng phát triển rất mạnh mẽ trong dịch.
Nhưng nếu người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng chỉ chia sẻ trong cộng đồng của họ, chỉ nói về trải nghiệm cá nhân của họ, thì đó chỉ là trào lưu. Trong khi với tầm ảnh hưởng của họ, họ hoàn toàn có thể đem lại lợi ích cho các thương hiệu và khách hàng của họ. Xu hướng này đã bắt đầu từ 2-3 năm trở lại đây, với sự ra đời của các nền tảng chuyên cung cấp dịch vụ cho KOC – có xuất phát điểm từ affiliate marketing (tiếp thị liên kết).
Ở góc độ của VCCorp, chúng tôi phát hiện ra xu hướng, mô tả xu hướng đó và thúc đẩy KOC thực sự trở thành giải pháp. Xu hướng không thể tự nhiên trở thành giải pháp, mà phải có sự đầu tư của các công ty chuyên nghiệp trong ngành, để có thể tạo ra hệ sinh thái hoạt động một cách hiệu quả. Tất nhiên, giai đoạn hiện tại mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm của các nhãn hàng, vì quy mô và tác động chưa thực sự lớn, nhưng xu hướng thế giới và khu vực đã chứng minh những tiềm năng của KOC.
Khi các công ty công nghệ đầu tư vào KOC, đơn vị truyền thông công nhận, lan toả về KOC, thì nhiều người sẽ nhận ra tiềm năng và cơ hội từ đó, và một hệ sinh thái sẽ được tạo ra cho giải pháp. Đó là lý do chúng tôi quyết định tổ chức KOC Vietnam.
Thời điểm đóng máy, tôi nhìn thấy sự hạnh phúc của tất cả các bạn thí sinh, dù thật sự họ đã rất vất vả. Tôi nghĩ chưa bao giờ họ tham gia một reality show nào vất vả đến thế.
Họ phải thay đổi tất cả mọi thứ. Bình thường, họ làm ở nhà, có ekip hỗ trợ, lên show họ toàn toàn phải làm tất cả mọi thứ một mình, trong hai tiếng để vừa livestream, vừa bán hàng, vừa làm ra các sản phẩm nội dung. Tôi tin họ đã hoàn toàn vượt qua giới hạn của bản thân, và chính họ cũng không nghĩ mình có thể làm được.
Kết thúc chương trình, họ đã không còn là hotgirl, là TikToker… họ đã thực sự coi KOC là con đường có thể theo đuổi được. Họ nói rằng, họ sẽ là người lan toả câu chuyện đó cho các bạn trẻ hơn, rằng họ không còn phải quá vất vả, mò mẫm đi con đường riêng của mình.
Đó là thời điểm mà tôi biết chương trình đã đem lại được thông điệp quan trọng: KOC thực sự là ngành nghề, là giải pháp giúp các doanh nghiệp và những nhà sáng tạo nội dung độc lập có cơ hội trong thị trường social shopping phát triển mạnh mẽ như hiện tại.
KOC Vietnam thực sự là một thử nghiệm. Với show đầu tiên thì chúng tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng. Chúng tôi chỉ đặt ra 3 tiêu chí với đội ngũ sản xuất: đầu tư với chất lượng cao nhất, phát sóng tốt nhất và tập trung vào tương tác chất lượng.
Qua đó, chúng tôi cũng đã tạo ra được tương tác rất mạnh với xã hội, đặc biệt là với cộng đồng KOL, KOC. Giúp các bạn KOL tìm ra được con đường mới cho mình, giúp các bạn KOC đang hoạt động đơn lẻ thấy đây là tương lai. Đặc biệt là giúp các nhãn hàng và đơn vị nền tảng, đơn vị truyền thông khác cùng thấy rằng đây là con đường mới, mà tất cả chúng ta có thể cùng xây dựng và phát triển.
Điều thứ hai mà chúng tôi đã làm được, là nếu như trước đây chúng tôi dùng mega-livestream để giúp khách hàng phát sóng chương trình của họ, thì giờ chúng tôi đã dùng chính hệ thống này để phát sóng các nội dung mình xây dựng. Chúng tôi không gặp phải quá nhiều rào cản trong việc phát sóng, và đã tìm ra nhiều giải pháp công nghệ hơn nữa trong việc phát show trên nền tảng digital. Và chúng tôi đã thu về 6 triệu view chỉ trong 1 tập chung kết KOC 45 phút.
KOC không dừng lại ở một mùa, chúng tôi đã đủ quyết tâm để phát hành mùa thứ hai và đặc biệt là không chờ tới 1 năm mới có mùa thứ hai. Ngay sau KOC, chúng tôi đã có 3 show tiếp theo dành cho KOC trong ngành beauty & healthy, travel, house & home.
Chúng tôi mong muốn không chỉ là 20, mà có thể tìm ra 100 bạn KOC trong các lĩnh vực này, giúp thị trường, các nhãn hàng có nhiều thông tin hơn để tìm kiếm các bạn dễ dàng hơn, giúp KOC dễ dàng tìm kiếm cơ hội hợp tác. Chúng tôi cũng hy vọng có thể tạo ra sân chơi cho từng lĩnh vực một, thông qua các chiến dịch của chúng tôi trong thời gian tới.
Tôi nghĩ sự yêu thích của các KOC được tăng lên , sự thành công của nhãn hàng khi đồng hành cùng chương trình hay sự bùng nổ truyền thông đã trả lời thay tôi về mức độ thành công của chương trình.
Trước đây KOC không được định nghĩa, khái niệm KOC còn quá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, vì trước đó nó không được gọi tên, và khi được gọi tên thì không được công nhận. Điều chúng tôi – KOC Vietnam làm, là gọi tên, và công nhận KOC như là một nghề chính thức. Khi chính thức được công nhận, KOC có thể thu hút xã hội, và tất cả các đơn vị liên quan.
KOC không dừng lại ở một mùa, chúng tôi đã đủ quyết tâm để phát hành mùa thứ hai và đặc biệt là không chờ tới 1 năm mới có mùa thứ hai. Ngay sau KOC, chúng tôi đã có 3 show tiếp theo dành cho KOC trong ngành beauty & healthy, travel, house & home.
Chúng tôi mong muốn không chỉ là 20, mà có thể tìm ra 100 bạn KOC trong các lĩnh vực này, giúp thị trường, các nhãn hàng có nhiều thông tin hơn để tìm kiếm các bạn dễ dàng hơn, giúp KOC dễ dàng tìm kiếm cơ hội hợp tác. Chúng tôi cũng hy vọng có thể tạo ra sân chơi cho từng lĩnh vực một, thông qua các chiến dịch của chúng tôi trong thời gian tới.
Hiện nay, người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội không chỉ để đọc tin tức nữa, mà còn có mục đích giải trí. Nên việc chú trọng vào yếu tố giải trí sẽ ngày càng quan trọng. Trước đây, Vccorp, hay Admicro chủ yếu tập trung vào tin tức, vào nội dung chất lượng trên nền tảng số và là đơn vị hàng đầu Việt Nam đầu tư vào nội dung và định chuẩn cho ngành, chúng tôi không phát triển mạnh về nền tảng social nên câu hỏi rất lớn được đặt ra cho chúng tôi: What next?
Chúng tôi không tập trung vào các nội dung ngắn và chi phí thấp, vì đó không phải thế mạnh, đó là thế mạnh của các bạn trẻ.
Ngày nay, mọi người có thể thấy rất rõ sự phát triển của các nền tảng nội dung số như Netflix. Mặc dù khán giả của các nền tảng này tiêu dùng nhanh về mặt thông tin nhưng họ cũng đòi hỏi chất lượng rất cao. Nắm bắt xu hướng đó, với lợi thế là đơn vị rất mạnh về các sản phẩm chất lượng cao, duy mỹ, tính công nghệ cao, chúng tôi lựa chọn đầu tư vào việc tạo ra các show với nội dung chất lượng cao. Thay vì cạnh tranh với truyền hình, chúng tôi đi theo định hướng digital first – reality show.
Mục tiêu mà chúng tôi đưa ra là định chuẩn lại các chương trình thực tế. Hiện tại, các chương trình thực tế đang được đầu tư ở mức độ truyền hình, format đa số là mua lại từ nước ngoài, và chủ yếu là trong lĩnh vực giải trí, lấy drama làm tiêu chuẩn, lấy ngôi sao làm công thức thành công.
Chúng tôi cho rằng, có rất nhiều con đường để chạm đến khán giả, khi nhu cầu giải trí của họ càng ngày càng cao. Chúng tôi thử nghiệm một hướng đầu tư mới về mặt nội dung với ba tiêu chuẩn sau
Đó chính là tiêu chuẩn reality show của chúng tôi.
Mặc dù là new-bie, nhưng chúng tôi cũng không hoàn toàn xuất phát từ số 0. Với lợi thế về công nghệ, nhân lực và hiểu biết về đầu tư các sản phẩm chất lượng cao, chúng tôi hy vọng có thể cùng với các "cây đa, cây đề" trong lĩnh vực này đẩy chất lượng nội dung của các chương trình truyền hình thực tế Việt Nam lên.
KOC là một format hoàn toàn do người Việt Nam sáng tạo ra chứ không phải một chương trình được mua bản quyền. Qua những chương trình có tư duy Việt, của người Việt, chúng tôi muốn khẳng định Việt Nam có thể làm được tất cả những chương trình đó, chỉ cần chúng ta có đủ nguồn lực để đầu tư.
Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều đơn vị quốc tế tại Thái Lan, Singapore hay Hàn Quốc đang đàm phán mua lại format của KOC và đưa KOC ra quốc tế. Đó là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ chúng tôi đã có hướng đi đúng nếu như có đủ thời gian nghiên cứu và nguồn lực đầu tư một cách bài bản và chất lượng.
Đúng là chúng tôi không có thế mạnh trong việc tạo drama (cười). Ai làm chương trình cũng muốn có sự bùng nổ. Không thể có một chương trình không có những cú twist, hay cứ êm đềm, nhạt nhoà. Các celeb, theo tôi thực sự là những người tinh hoa trong lĩnh vực của họ. Sự có mặt của họ cũng đóng vai trò đảm bảo chất lượng, kiến thức cho chương trình.
Nhưng nếu nói coi celeb là công thức duy nhất để tạo ra sự thu hút cho chương trình thì không hẳn. Nếu đi theo hướng đó, chúng tôi không thể vượt qua những đơn vị đi trước, những đơn vị đã rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Với nguyên tắc cơ bản là tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị lâu dài, thì chúng tôi không đặt thị trường mục tiêu là người dùng mass, mà chúng tôi lựa chọn nhưng nội dung ngách, cho từng nhóm khán giả và hình thành nội dung tôn vinh các ngành nghề. Xã hội có rất nhiều ngành nghề, nghề nào cũng có câu chuyện đằng sau và xứng đáng được tôn vinh. KOC cũng vậy, chúng tôi công nhận đó là một nghề. Hay sắp tới, với chương trình Là Nhà, chúng tôi tôn vinh các kiến trúc sư, những người làm nội thất, xây dựng và muốn mọi người nhìn thấy những góc khác về họ.
Mặc dù là reality show, là giải trí, nhưng khi xem, chúng tôi muốn khán giả thu nhận được những giá trị nhất định. Nên thay vì cạnh tranh trong lĩnh vực giải trí, chúng tôi muốn trở thành người đi đầu trong từng lĩnh vực nhỏ một.
Công thức chung của chúng tôi là: content chất lượng cao, đi vào lĩnh vực chuyên sâu và phát rộng rãi. Chúng tôi lựa chọn chủ đề có nội dung sâu sắc, có tính giải trí đem lại giá trị lâu dài và xem đó là công thức phát triển cho mình trong lĩnh vực mới này.
Theo Quang Vũ