Phim tài liệu về 33 luật sư nhân quyền Trung Quốc khiến khán giả tại Đại học Columbia cảm động
Vào ngày 26 /1/2023, Đại học Columbia ở New York đã chiếu bộ phim tài liệu “20 năm luật sư nhân quyền Trung Quốc”. (Ảnh: NTDTV)
Ngày 26/1, Hiệp hội sinh viên của Đại học Columbia ở New York đã chiếu bộ phim tài liệu “Người biện hộ — Hai mươi năm luật sư nhân quyền Trung Quốc” do tổ chức phi chính phủ “Thay đổi Trung Quốc” (China Change) ở Washington DC. sản xuất. Từ góc nhìn lịch sử, bộ phim tái hiện một cách cô đọng cuộc đấu tranh gian khổ của các luật sư nhân quyền Trung Quốc vì nhân quyền của người dân nước này dưới sự bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong hai thập kỷ qua, và câu chuyện về sự thăng hoa trong khổ nạn của họ.
Sau buổi chiếu, bà Tào Nhã Học, nhà sản xuất phim và là người sáng lập tổ chức “Thay đổi Trung Quốc”, đã giao lưu với khán giả, bao gồm ông Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), người sáng lập tổ chức “Nhân đạo Trung Quốc”, giám đốc điều hành “Nhân quyền ở Trung Quốc”; ông Trần Sấm Quang (Chen Chuangchuang), giám đốc điều hành Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc.
Khán giả cho biết họ cảm động và chấn động trước những hành động và lý tưởng anh hùng của các luật sư nhân quyền trong phim, đồng thời họ cũng sẵn sàng đóng góp cho sự thay đổi của Trung Quốc.
Đây là một nhóm người tuyệt vời
Nhà sản xuất Tào Nhã Học cho biết, luật sư nhân quyền Trung Quốc chưa bằng một phần nghìn trong số hàng trăm nghìn luật sư ở Trung Quốc, vì đây là nghề không kiếm ra tiền và chấp nhận rủi ro. Bộ phim thu thập câu chuyện của 33 luật sư nhân quyền Trung Quốc và các vụ án mà họ đã xử lý, cũng như phỏng vấn một số luật sư, trong đó có nhiều luật sư bị bắt trong vụ “709” vào ngày 9/7/2015.
Trong số đó có ông Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong), Lý Hòa Bình (Li Heping), Tùy Mục Thanh (Sui Muqing), Vương Vũ (Wang Yu), Tạ Yến Ích (Xie Yanyi), Quách Phi Hùng (Guo Feixiong), Phố Chí Cường (Pu Zhiqiang), Quách Quốc Thinh (Guo Guoting), Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), Đằng Bươu (Teng Biao), Đường Cát Điền (Tang Jitian), v.v. Những vụ án mà những luật sư này đại diện bao gồm từ vụ Tôn Chí Cương đến Kế hoạch hóa gia đình; từ làng Thái Bạch (Taibai) ở Quảng Đông đến làng AIDS; từ ô nhiễm môi trường đến quyền lợi người tiêu dùng… Tất nhiên, nhiều người trong số họ cũng là nạn nhân của thảm họa nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc đương đại – luật sư “biện hộ vô tội” cho người tập Pháp Luân Công.
Năm 2005, ông Cao Trí Thịnh đã gửi 3 bức thư ngỏ tới các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ, yêu cầu chính quyền ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vì lý do này, ông đã bị bắt cóc vào năm 2006 và phải chịu sự tra tấn “không cách nào dùng ngôn ngữ để có thể miêu tả”. Cùng năm đó, ông bị kết án 3 năm vì tội lật đổ nhà nước, hoãn thi hành án 5 năm và nhiều lần mất tích trong 3 năm. Năm 2017, sau khi ông một lần nữa mất tích, đến nay không rõ sống chết ra sao.
Năm 2007, 6 luật sư, trong đó có ông Lý Hòa Bình và Đằng Bươu, đã biện hộ vô tội cho một người tập Pháp Luân Công tên là Vương Bác ở Thạch Gia Trang. Lời biện hộ “hiến pháp trên hết, tín ngưỡng vô tội” của Luật sư Lý đã trở thành lời biện hộ điển hình trong các vụ án tín ngưỡng về sau này. Vào một ngày cuối tháng 9/2007, ông Lý Hòa Bình bị ĐCSTQ bức hại, đêm đó ông bị tra tấn bằng điện giật, chọc thủng màng nhĩ, bị ném vào một khu rừng nhỏ cách xa Bắc Kinh vào sáng sớm hôm sau.
Trong những năm tiếp theo, ngày càng có nhiều luật sư ở Trung Quốc đứng lên bảo vệ các quyền công dân của những người tập Pháp Luân Công và những người Trung Quốc bị bức hại khác, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Ngay cả sau khi giấy phép đã bị thu hồi, nhiều người trong số họ vẫn đang làm việc cho những người vì người dân.
“Tôi cảm thấy có một điểm có thể nói rõ được phẩm chất của họ: Chính là sau khi bị tra tấn, bỏ tù, bị đình chỉ giấy hành nghề luật sư, bị cấm ra nước ngoài, bị tách khỏi gia đình, v.v., tôi chưa bao giờ nghe một người nào nói ‘không đáng’, họ đều không hối hận, không oán thán,”
Epoch Times
“Có một số người trên thế giới mà tôi không bao giờ có thể hiểu thấu đáo về họ, và những luật sư này chính là những người như vậy.”
Bà nói rằng sự hy sinh của những luật sư nhân quyền này, trách nhiệm của họ đối với đất nước và nhận thức chung của họ “Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ”, đã khiến bà xem không biết bao nhiêu lần trong khi biên tập phim. Nhưng hôm nay khi xem bộ phim một lần nữa, bà vẫn còn cảm thấy bị chấn động, “Họ thực sự là một nhóm người thực sự tuyệt vời.”
Viết câu chuyện của họ và lên tiếng cho họ là “phần thưởng đối với tôi”
Bà Tào Nhã Học thành lập trang web “Thay đổi Trung Quốc” , tham gia báo cáo và viết về nhân quyền, pháp trị và xã hội dân sự ở Trung Quốc. Bà tiếp xúc với nhóm luật sư nhân quyền Trung Quốc từ năm 2012, và đã có ý tưởng thực hiện bộ phim tài liệu này từ hai năm trước. Bà cho biết trong quá trình sản xuất, sáng nào bà cũng vui vẻ nhảy ra khỏi giường để đi làm vì cảm thấy công việc là một “sự ban ơn” và “phần thưởng” đối với mình.
“Tôi cảm thấy mình đang ở trong một môi trường an toàn và một xã hội tự do. Có thể viết về họ trong thời khắc lịch sử đặc biệt này, thực sự là một món quà Thượng đế ban cho tôi.”
Bà nói,
“Đây là cảm thụ trực tiếp nhất trong nội tâm tôi, bản thân công việc này chính là phần thưởng lớn nhất đối với tôi.”
Trong cuộc phỏng vấn, bà Tào thường trích dẫn câu nói của các luật sư, bà nói: “Tôi không thể nói hay hơn họ”, vì họ không thể đến đây nên “tôi chỉ có thể làm đại sứ của họ và lên tiếng thay họ”.
Bà đưa bộ phim tài liệu lên mạng và cho mọi người xem miễn phí. Và hoan nghênh mọi người liên hệ yêu cầu phim gốc với bà để chiếu nó vào những dịp khác nhau.
Khán giả: Các anh hùng cũng khích lệ chúng tôi hành động
Buổi chiếu tối hôm đó được chia thành hai rạp, thu hút hàng chục khán giả Trung Quốc và phương Tây. Mọi người đều xúc động trước cuộc đấu tranh anh dũng của các luật sư nhân quyền Trung Quốc.
“Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm nhất,” bà Nicole Izsak, một khán giả địa phương ở New York, nói. “Họ đã dám mạo hiểm tính mạng, mạo hiểm mất tự do và công việc để lên tiếng cho nhân quyền ở Trung Quốc.”
Izsak nói rằng những gì bà có thể làm là truyền bá và khuếch đại tiếng nói của các luật sư ở Mỹ, “cho mọi người biết về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc” và cho thế giới biết câu chuyện của “những người bảo vệ nhân quyền đang đấu tranh tại tuyến đầu”.
Chủ tịch của “Nhân đạo Trung Quốc”, ông Chu Phong Tỏa lần đầu tiên xem bộ phim tài liệu này và ông cảm thấy rất chấn động.
“Trong hơn hai thập kỷ qua, chúng tôi đã chứng kiến những nỗ lực liên tục và kiên cường không chịu khuất phục của các luật sư nhân quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy dân chủ, tự do và pháp trị của Trung Quốc.”
Ông nói,
“Tôi rất cảm động, trong những luật sư nhân quyền này, hầu hết họ đã trải qua thảm họa tù ngục, có một số người đã qua đời, nhưng những người sống sót vẫn kiên trì, điều này thực sự rất cảm động.”
Ông cho rằng vì các vụ án của luật sư nhân quyền bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc đấu tranh cho nhân quyền của người dân Trung Quốc, nên xem bộ phim này tương đương với việc xem quá trình đấu tranh cho tự do của người dân Trung Quốc trong 20 năm qua. Ông hy vọng rằng nhiều người có thể lan truyền và xem được bộ phim này.
Ông Trần Quang Thành, một luật sư Trung Quốc ở New York và là giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, nói rằng với tư cách là một đồng nghiệp, ông đặc biệt hiểu các luật sư nhân quyền Trung Quốc.
“Họ xuất phát từ niềm tin vào luật pháp, nên đã sử dụng luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để tìm kiếm công lý tại các tòa án của ĐCSTQ. Mặc dù họ không thể đạt được điều đó, nhưng họ đã để lại bằng chứng cho lịch sử.”
Có rất nhiều sinh viên trẻ trong số khán giả đã được các luật sư truyền cảm hứng.
“Tôi cứ nghĩ các luật sư (trong sự kiện) ‘709’ chỉ bị mời ‘uống trà’, nhưng không ngờ họ lại bị tra tấn như thế này. Ở đây có những người hoàn toàn tốt, những người thực sự quan tâm đến đất nước và nhân dân, nhưng họ lại phải chịu đựng điều này. Tôi cảm thấy rằng ĐCSTQ thực sự đen tối. Mọi người từng nghĩ rằng ‘ngày tháng trôi qua yên bình và tốt đẹp’, loại xấu xí này trước đây tôi chưa từng đích thân thể hội được (khi còn ở Trung Quốc).”
Tiểu Lâm tự ngẫm lại mình mặc dù không phải là “tiểu phấn hồng”, nhưng cũng là đồng lõa.
“Khi bạn im lặng, bạn là đồng lõa của chính quyền này.”
“Tôi học được từ họ rằng, ngoài việc theo đuổi nghề nghiệp và danh lợi ra, còn có mục tiêu sống quan trọng hơn, và tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta đều có khả năng tạo ra những thay đổi, và lịch sử là do tất cả mọi người tạo ra.”
Một sinh viên luật Trung Quốc khác tên là Thụy Kỳ nói rằng những câu chuyện của ông Vương Vũ và ông Vương Toàn Chương đã khích lệ anh “vạch trần và tấn công ĐCSTQ bằng luật do chính ĐCSTQ chế định ra”.
“Tôi cũng muốn học hỏi từ họ. Dù kết quả thế nào, chỉ cần làm điều ‘đúng đắn’ thì cuối cùng sẽ có kết quả” , Thụy Kỳ nói: “Tôi tin rằng luật pháp là sức mạnh thay đổi thế giới”.
Thi Bình, Epoch Times
Nhà sáng lập Pháp Luân Công: Vì sao có nhân loại Ông Lý Hồng Chí mà người Hoa vẫn gọi là ‘Lý đại sư’, người sáng lập Pháp Luân Công, đã công bố bài viết "Vì sao có nhân loại".