Phim tài liệu hoạt hình về Pháp Luân Công tham gia liên hoan phim quốc tế The Hague
Cách đây 20 năm, nhiều người Trung Quốc bất ngờ khi 2 video về Pháp Luân Công được phát sóng trên các đài truyền hình ở Trường Xuân.
8h tối ngày 5/3/2002, nhiều người dân ở Trường Xuân, Trung Quốc đã chứng kiến một thời khắc lịch sử khi 2 video nói rõ sự thật về Pháp Luân Công bất ngờ được phát sóng trên bản tin các đài truyền hình buổi tối.
Hai bộ phim được phát sóng là: “Là tự thiêu hay một trò lừa đảo?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới”. Phim không chỉ nói lên sự thật về Pháp Luân Công, mà còn thể hiện vẻ đẹp và sự bình hòa của Pháp Luân Đại Pháp qua lăng kính của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cảnh này kéo dài chưa đầy 1 giờ trên các đài truyền hình thì đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách ngắt bỏ.
Đây là một phân cảnh trong sự kiện chèn sóng đài truyền hình Trường Xuân gây chấn động thế giới 20 năm trước. Tối ngày 10/4/2022, đội ngũ sản xuất bộ phim “Trường Xuân” của nhà sản xuất người Canada Lofty Sky đã tái hiện lại giai đoạn lịch sử quý giá này với khán giả Hà Lan (xem giới thiệu phim tại đây ).
Lần này, đội ngũ sản xuất đã mang bộ phim tài liệu hoạt hình do Đại Hùng, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng, dẫn đầu đến thành phố The Hague tham gia Liên hoan phim quốc tế thường niên – Liên hoan phim ‘Movies That Matter’ (tiền thân là Liên hoan phim của Tổ chức Ân xá Quốc tế).
“Là một họa sĩ, sử dụng kỹ năng của mình để nói với mọi người những gì họ nên biết là trách nhiệm mà Thiên thượng giao phó cho tôi.” Đại Hùng, hiện sống ở Canada, nói với Epoch Times rằng phim tài liệu hoạt hình là một loại hình nghệ thuật chủ đạo trong xã hội phương Tây, thường tốn nhiều chi phí hơn so với một bộ phim tài liệu thông thường. Nhưng anh rất hào hứng vì loại hình nghệ thuật này có “quá nhiều ưu điểm”.
“Một số người trên thế giới này, bạn bảo họ phân biệt thiện ác, đúng sai nhưng họ không tiếp nhận. Họ cho rằng bạn không đủ tư cách giáo dục tôi.” Đại Hùng, một người tin chắc rằng nghệ thuật bắt nguồn từ Thần, cho biết: “Nhưng nghệ thuật lại khác, nghệ thuật là tôi có thể mời bạn tới thưởng thức, không ai sẽ từ chối nghệ thuật. Dù thế nào họ sẽ vẫn tiếp nhận nghệ thuật, đây là sự từ bi của Thần.”
Khi sự kiện chèn sóng xảy ra, Đại Hùng cũng là một trong số nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Sau đó, ĐCSTQ tiến hành bắt bớ trên quy mô lớn, anh đành phải rời khỏi Trường Xuân và cuối cùng đã rời khỏi Trung Quốc.
“Bộ phim này không chỉ cho mọi người biết sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, mà còn sử dụng một hình thức nghệ thuật tinh tế để gây chấn động đến trái tim và linh hồn của mọi người”, cô Lý – một khán giả gốc Hoa tại địa phương cho biết.
Tối hôm đó, ông Ôn, người học tiến sĩ tại Hà Lan, đã đến dự và nói rằng bộ phim rất cảm động, xem mà rơi nước mắt. Các đồng nghiệp người Pháp của ông cũng nói rằng bộ phim rất đẹp. Trước đây, ông chưa bao giờ nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bộ phim khiến ông hiểu sâu hơn về cuộc bức hại này, cũng như các học viên Pháp Luân Công.
Người nghệ sĩ đã tái hiện lại những hình ảnh đời thường và vĩ đại của một nhóm học viên Pháp Luân Công trên màn ảnh. Hơn nữa, lời nói chân thực của những người sống sót sau sự cố chèn sóng xuyên suốt toàn bộ phim, cách miêu tả tình tiết ngắn gọn và gấp gáp, khiến khán giả đôi khi phải nín thở và khóc thầm.
Trên màn ảnh, lúc thì cậu bé Đại Hùng ngây thơ và dễ thương đang tận hưởng tuổi thơ tươi đẹp ở Trường Xuân, lúc thì Pháp Luân Đại Pháp được truyền bá rộng rãi. Tuy nhiên, ngày 20/7/1999, cuộc bức hại đã xảy ra. Các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân bất chấp nguy hiểm, dùng trí tuệ của mình, dũng cảm nói cho người dân Trung Quốc biết sự thật.
Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Ngày 5/3/2002, các học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công và phát 2 bộ phim nói rõ sự thật về Pháp Luân Công trên 8 kênh truyền hình ở Trường Xuân, ngay sau đó họ lập tức bị bắt. 18 người tham gia mà ĐCSTQ cáo buộc đã bị bức hại dã man, trong số đó có Lương Chấn Hưng, Lưu Thành Quân, Lôi Minh và nhiều người khác bị bức hại đến chết.
Vì sao bức hại Pháp Luân Công là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất hiện nay?
Theo một báo cáo liên quan của “ The Weekly Standard” của AP, vào ngày 6/12/2010, trong quá trình chèn sóng, chương trình sự thật (chân tướng) Pháp Luân Công được phát trên 8 kênh với thời lượng 50 phút, ít nhất hơn 100.000 khán giả đã chứng kiến thời khắc lịch sử này. Mọi người chạy ra ngoài nói với nhau: Pháp Luân Công đã được phục hồi danh dự!
Cuối cùng, trong cơn tuyệt vọng, ĐCSTQ đã cắt điện và kéo mọi người trở lại thực tế phũ phàng. Sau 23 năm, cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn.
“Bộ phim tài liệu này thực sự rất ấn tượng, tôi muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.” Một phụ nữ đến từ Thụy Sĩ nói với nhóm sản xuất trên sân khấu sau buổi chiếu phim đêm đó.
Đại Hùng nói, có lẽ ông không thực sự trả lời được rốt cuộc Pháp Luân Công là gì, “nhưng tôi có thể trả lời bạn Pháp Luân Công đã mang lại cho tôi những gì. Pháp Luân Công đã mang lại cho tôi những điều rất thực tế, rất hữu ích, tôi cần theo đuổi và báo ơn.”
“Thế giới cần sự thật, sự thật có thể cứu người và cho con người sự lựa chọn, nhưng ở Trung Quốc, mọi người không có được sự thật.” Đại Hùng trả lời ông Floris Harm, người dẫn chương trình buổi tối hôm đó, về mục đích làm bộ phim này.
Phóng viên cấp cao của NOS: Bộ phim này đã xóa bỏ hiểu lầm của tôi về Pháp Luân Công
Ông Floris Harm là một nhà báo cấp cao của NOS, kênh truyền thông chính thống ở Hà Lan, kiêm một nhà Hán học. Ngay từ trước cuộc đàn áp, ông đã biết về Pháp Luân Công.
“Tôi sống ở Bắc Kinh từ khoảng năm 1992 – 1999. Đặc biệt là từ năm 1995 – 1998, tôi thường thấy nhiều người tập Pháp Luân Công ở các công viên và đường phố ở Bắc Kinh.” Ông nói: “Là một người nước ngoài, ấn tượng của tôi là Pháp Luân Công giống như khí công được người dân Bắc Kinh tập luyện tại công viên Thiên Đàn vào sáng sớm. Tôi nghĩ đó chỉ là một môn khí công, một phương pháp tu luyện bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc.”
Tuy nhiên, cuộc bức hại đã xảy ra, và ông ấy rất bối rối: “Tôi có thể tưởng tượng được rằng, như các học viên Pháp Luân Công nói trong phim, chúng tôi không hiểu tại sao lại có cuộc bức hại, chúng tôi đang vui vẻ thực hành tín ngưỡng của mình, và đột nhiên cuộc bức hại bắt đầu, rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra? Vấn đề nằm ở đâu?”
“Nhưng đối với ĐCSTQ mà nói, đây rõ ràng là một vấn đề. Họ bị sốc trước sự phát triển mạnh mẽ của Pháp Luân Công.” Ông nói: “Là một phóng viên, tôi cố gắng lên tiếng cho những người không thể nói sự thật. Các bạn luôn đi tìm kiếm sự thật, phải không?”
Khi các phóng viên hỏi ông ấy bộ phim có thể mang lại ảnh hưởng như thế nào cho thế giới, ông nói rằng đó là một câu hỏi hay.
“Tôi nghĩ rằng có sự hiểu lầm phổ biến về Pháp Luân Công ở phương Tây. Nhiều người không hiểu môn này và nghĩ rằng đây là một giáo phái tôn giáo với hàm ý tiêu cực.”
Ông giải thích rằng khi nhắc đến từ này, nhiều người sẽ nghĩ đến một giáo chủ ở trên cao “nói với những người đi theo mình hãy tin vào điều gì đó. Đồng thời, người này sẽ trở nên vô cùng giàu có, họ sẽ mua những chiếc xe hơi sang trọng và những thứ tương tự. Đó là những gì chúng tôi gọi là một giáo phái.”
Ông nói rằng những tuyên bố như vậy sẽ gây hiểu lầm.
“Tôi nghĩ bộ phim cho thấy tuyên bố này (của ĐCSTQ) về cơ bản là nói càn,” ông cho biết. Trước đây, thậm chí ông Floris Harm còn không biết rằng “sự hiểu lầm” của nhiều người về Pháp Luân Công là do tuyên truyền lừa bịp của ĐCSTQ.
“Tôi nghĩ bộ phim này rất truyền cảm hứng. Khi tôi đang đi bộ ở The Hague, tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công trên đường phố. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra.”
Lời nhận xét của Floris Harm đã nhận được sự hưởng ứng của một phụ nữ Hà Lan tại hiện trường đêm hôm đó, “nhưng từ bây giờ, tôi sẽ tập trung hơn vào vấn đề này và những gì đang xảy ra, tôi sẽ cố gắng khuếch đại tiếng nói của các bạn, tiếng nói của họ. Đây chính là ý nghĩa của bộ phim này đối với cá nhân tôi.”
“Đây là sức mạnh của nghệ thuật, dù là bài hát, âm nhạc, hay nghệ thuật, bạn có thể không hiểu nó, nhưng bạn sẽ không đưa ra các quan điểm, bạn sẽ xem nó, tôi cảm thấy tôi phải xem, chí ít cũng có một hình thức nghệ thuật bạn có thể thưởng thức.
Đại Hùng cũng là một nhạc sĩ, anh nói: “Khi cảnh đầu tiên xuất hiện, họ đã cảm thấy rằng điều này rất thú vị, và sẽ tiếp tục bắt mình ngồi đây (thưởng thức).”
James Gorrie: Vì sao ĐCSTQ sợ Kitô giáo và Pháp Luân Công?
Đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim “Trường Xuân”, anh Jason Loftus, cũng chia sẻ với khán giả những tuyên truyền trường kỳ của ĐCSTQ đã ảnh hưởng đến gia đình anh như thế nào.
“Vợ tôi cũng đến từ thành phố Trường Xuân. Cô ấy đã làm đạo diễn lồng tiếng cho bộ phim. Lần đầu tiên khi tôi gặp cô ấy, cô ấy đã rời Trung Quốc để hoàn thành chương trình đại học và đến Toronto học nghiên cứu sinh.”
“Khi tôi mới bắt đầu hẹn hò với cô ấy, cô ấy nói, bạn biết đấy, cô ấy nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công phát tờ rơi ở khu phố Tàu, và ngay lập tức cảm thấy bị xúc phạm hoặc xấu hổ, phải mất một lúc cô ấy mới hiểu tại sao mình lại phản ứng như vậy.”
Anh ấy nói sau này vợ anh đã hiểu ra, bởi vì cô ấy đã tiếp nhận sự giáo dục sai lệch về “Tam vị nhất thể” của ĐCSTQ từ khi còn là một đứa trẻ, điều này khiến ĐCSTQ, nước Trung Quốc và người Trung Quốc bị cột chặt lại với nhau làm một.
Bình Minh (t/h)
Bình luận tranh biếm họa về bầu cử Mỹ của họa sĩ nổi tiếng Hollywood
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, họa sĩ người Hoa nổi tiếng Hollywood - Da Xiong tiếp tục ra mắt loạt tranh biếm họa về bầu cử Mỹ.