Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?

Chia sẻ Facebook
05/04/2024 04:58:48

Tại phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã có tiết lộ chấn động về danh tính người đứng ra mời bà tham gia tái cơ cấu và hợp nhất ba ngân hàng thành Ngân hàng SCB vào năm 2012.

Chụp lại hình ảnh, Bà Trương Mỹ Lan khai tại tòa về danh tính hai quan chức đứng ra mời bà tham gia tái cơ cấu và hợp nhất SCB hơn 10 năm trước

28 tháng 3 2024


Theo cáo trạng, những sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xảy ra tại SCB kéo dài từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022.

Ngày 1/1/2012 là lúc chính thức hợp nhất ba ngân hàng thương mại gồm Sài Gòn (SCB cũ), Đệ Nhất (FCB) và Tín Nghĩa (TNB) thành Ngân hàng SCB.

Phi vụ sáp nhập này, theo bà Lan, có liên quan đến một tướng công an và một cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cả hai đều qua đời vào tháng 2/2014.

Ai đã nhờ bà Lan đứng ra hợp nhất SCB?

Theo dõi phiên tòa Vạn Thịnh Phát đang diễn ra, một điều ít được nói đến là phi vụ sáp nhập ba ngân hàng thương mại thành Ngân hàng SCB vào năm 2012.

Có một số ý kiến cho rằng, nếu không có việc sáp nhập ba ngân hàng nói trên, bà Trương Mỹ Lan khó có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà bà bị cáo buộc trong suốt khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2012 đến năm 2022.

Bởi lẽ, theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua 74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay sau khi ba ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được sáp nhập.

Do đó, bà Lan được cơ quan điều tra xác định là người nắm toàn bộ quyền lực, chi phối SCB sau khi hợp nhất.


Tuy nhiên, tại tòa, bà Trương Mỹ Lan khai rằng chính một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã "động viên", nhờ đích danh bà đứng ra giúp đỡ vì bà là người có tiếng nói và uy tín, dù bà đã từ chối nhiều lần vì cho rằng mình không có nghiệp vụ về ngân hàng.

"Vì tôi không biết gì về luật ngân hàng cả, thì lúc đó có ban hợp nhất và tái cơ cấu nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhờ tôi bằng mọi giá phải tìm bạn bè, giúp cho kêu gọi những cổ đông của ba ngân hàng đấy đừng quậy phá nữa. Bằng mọi giá phải kêu họ tiếp tục, đồng ý hợp nhất và đi mời bạn bè mua tiếp cho đủ trên 65% thì mới cứu vãn được ba ngân hàng, để dân đừng rút tiền, đừng ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và không ảnh hưởng đến tiền tệ quốc gia, cả hệ thống nhà nước.

"Lúc đầu tôi từ chối rất nhiều lần. Tôi bảo rằng tôi không thích ngành ngân hàng, tôi cũng không có nghiệp vụ, không biết gì hết," Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai tại tòa hôm 11/3.

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Vạn Thịnh Phát: Những bí bật hé lộ tại tòa", Thời lượng 5,0605:06

Chụp lại video, Vạn Thịnh Phát: Những bí bật hé lộ tại tòa

Tới đây, câu hỏi đặt ra là, ai là người của nhà nước đứng ra nhờ bà Trương Mỹ Lan để việc sáp nhập ba ngân hàng thương mại diễn ra thành công vào năm 2012?

Bà Lan đã thốt lên trước tòa hai cái tên: ông Trần Minh Tuấn và ông Phạm Quý Ngọ. Cụ thể, bà Lan nói:

"Kính thưa Hội đồng xét xử, lúc đó Ngân hàng Nhà nước là ông Trần Minh Tuấn và có cả ông Phạm Quý Ngọ, lúc đó là bên Tổng cục Cảnh sát, nói với tôi rằng: Chị yên tâm, chúng tôi biết chị là người không làm ngân hàng và sẽ không tham gia ngân hàng. Chúng tôi biết, chính vì thế, chúng tôi mới cần chị.

"Bây giờ, bao nhiêu doanh nghiệp chúng tôi mời mấy tháng nay mà không ai vào cả, chị giúp ngân hàng đi vì chị là một người có ảnh hưởng lớn các cổ đông, các bạn bè từ trong nước tới nước ngoài," bà Lan khai trước tòa.

Điều đáng nói là báo chí khi tường thuật về sự việc này chỉ nhắc đến ông Trần Minh Tuấn - nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Còn Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, thì không được nêu tên trên mặt báo.

Bà Trương Mỹ Lan và ông Phạm Quý Ngọ

Tháng 8/2010 cho đến tháng 2/2014, ông Phạm Quý Ngọ giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa vào tháng 1/2011.

Tháng 7/2013, ông Ngọ được Chủ tịch nước phong hàm Thượng tướng.

Trước đó, tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân và đến năm 2010 giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.

Chưa rõ vì sao báo chí trong nước lại cắt lời khai của bà Lan về cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nhưng trước đây, đã có những bằng chứng về mối liên quan giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Ngọ trong vụ án của ông Dương Chí Dũng vào năm 2014.

Ngày 7/1/2014, tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines - đã có lời khai bất ngờ rằng: Chính Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã "mật báo" về quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Dũng.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từng là Trưởng Ban chuyên án điều tra vụ Vinalines của Dương Chí Dũng.

Ông Dũng khai rằng nhờ tin tức của tướng Ngọ mà ông mới có thể lên kế hoạch bỏ trốn với sự trợ giúp của một số người. Trong đó có em trai của ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh, Năm 2014, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái


Tại phiên tòa 10 năm trước, ông Dương Chí Dũng còn có lời khai chấn động rằng chính ông đã đưa cho tướng Ngọ số tiền 1 triệu USD từ bà Lan (tức bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).


"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: ‘Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì.' Đấy, chị còn dặn vậy," ông Dũng khai trước tòa năm 2014.

Mục đích việc đưa hối lộ này, theo ông Dũng, là liên quan tới dự án di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng Cảng Sài Gòn.


Hai ngày sau những tiết lộ của ông Dũng trước tòa, Cảng Sài Gòn ra thông báo Công ty Vạn Thịnh Phát mà ông Dương Chí Dũng đề cập tới đã “xin rút, không tham gia dự án'”.


Ngày 17/2/2014, ông Phạm Anh Tuấn là Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương lúc bấy giờ nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.


Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, 18/2/2014, ông Phạm Quý Ngọ đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do ung thư gan. Do ông Ngọ mất, vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” có liên quan đến ông sau đó cũng bị đình chỉ.


Còn ông Dương Chí Dũng đã lãnh án tử hình , ông Dương Tự Trọng chịu 18 năm tù, sau được giảm án và đến nay đã ra tù.


Tháng 3/2015, trong phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt đã xới lại vụ án ông Dương Chí Dũng.

“Vụ án Dương Chí Dũng đến nay đã kết thúc hay chưa? Nếu kết thúc quá trình tố tụng như vậy thì có để lọt tội phạm không? Sau khi tướng Phạm Quý Ngọ mất, đồng chí Nguyễn Bá Thanh vẫn nói sẽ 'đeo bám vụ việc đến cùng'. Giờ anh Thanh cũng mất rồi,” ông Việt nói.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã phát biểu kết thúc phiên chất vấn nên câu hỏi bị bỏ ngỏ.

Nguồn hình ảnh, Trung tâm Báo chí TP HCM

Chụp lại hình ảnh, Bà Trương Mỹ Lan cho lời khai trước tòa

Trở lại lời khai của bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát đang diễn ra ở TP HCM, ngoài ông Phạm Quý Ngọ thì còn có ông Trần Minh Tuấn được cho là người đã kêu gọi bà Lan ra tay giúp đỡ việc sáp nhập, cơ cấu SCB.

Ông Trần Minh Tuấn đảm nhiệm vị trí Phó Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một thời gian khá dài, từ năm 1998 đến khi ông về hưu vào tháng 6/2013.

Ông Tuấn mất ngày 12/2/2014, chưa đầy một tuần trước khi ông Phạm Quý Ngọ qua đời.

Như vậy, hai nhân vật mà bà Lan nhắc đến trong phiên tòa đang diễn ra đều đã chết vào tháng 2/2014.

Dù được nhắc tên trong vụ án đưa số tiền 1 triệu USD cho ông Phạm Quý Ngọ thông qua ông Dương Chí Dũng trong phiên toà năm 2014, bà Trương Mỹ Lan không được coi là bị can của vụ án và không bị tòa triệu tập để làm nhân chứng.

Với phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát đang diễn ra, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã trả lời về việc hợp nhất ba ngân hàng vào năm 2012 và lời khai của bà Trương Mỹ Lan.

Ngân hàng Nhà nước nói rằng, thực trạng tài chính của ba ngân hàng này đều yếu kém, cần thiết tái cơ cấu.

Về sự hiện diện của bà Lan với vai trò cố vấn ban hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước nói không có thông tin về việc vận động bà Lan sở hữu 65% mà chỉ nhận diện nhóm cổ đông có 65% và bà Lan là người đại diện.

Luật sư sau đó hỏi tiếp rằng: "Nếu không nắm thông tin về bà Lan, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại mời bà tham gia cuộc họp do Ngân hàng Nhà nước tổ chức?"

Về việc này, đại diện Ngân hàng Nhà nước giải thích là có mời bà Lan và Ngân hàng SCB họp trong tháng 7/2021 và đầu năm 2022 trên cơ sở tâm thư bà Lan gửi Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Đại án Vạn Thịnh Phát: Giải mã những con số kỷ lục", Thời lượng 5,5505:55

Chụp lại video, Đại án Vạn Thịnh Phát: Giải mã những con số kỷ lục

Chia sẻ Facebook