Phát triển đại học số tại Việt Nam

Chia sẻ Facebook
09/05/2022 00:44:57

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số.


Mới đây, tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, một trong những nội dung chính được tập trung thảo luận, đó là "Phát triển mô hình đại học số , nhằm thúc đẩy tỷ lệ nhân lực số ở Việt Nam". Với mô hình này, dữ liệu được kết nối, liên thông từ sinh viên, giảng viên đến các bộ phận quản lý, đào tạo trong trường, đem lại nhiều tiện ích cho các thành viên nơi đây.

Mới bị mất thẻ sinh viên và chuẩn bị đến thời điểm đi thực tập, Thu Thủy, sinh viên khoa công nghệ thông tin đã vào ngay ứng dụng PTIT-Slink được cài trên điện thoại để đăng ký cấp lại thẻ và xin giấy xác nhận sinh viên. Chỉ mất vài phút, Thủy đã khai thông tin xong. Ứng dụng được coi là mạng xã hội nội bộ, kết nối sinh viên, giảng viên và nhà trường. Hiện đã có hàng chục nghìn lượt tải ứng dụng, đem lại nhiều tiện ích cho giảng viên, cán bộ quản trị.

Mô hình Đại học số đang dần hình thành ở Việt Nam.

Đóng tiền học phí ngay trên điện thoại, không phải đến tận nơi trực tiếp. Xem thời khóa biểu, lịch thi, điểm thi, điểm tổng kết, thông tin học bổng... Đó là nhiều tiện ích khác đại học số đem lại cho hàng chục nghìn sinh viên và giảng viên.

Mô hình Đại học số đang dần hình thành ở Việt Nam. Mô hình này sẽ vượt qua nhiều giới hạn vật lý mà một ngôi trường truyền thống gặp phải, dịch vụ giáo dục được tiếp cận dễ dàng hơn, đào tạo được nhiều hơn, chi phí thấp hơn, với chất lượng tương đương. Nhân rộng mô hình này là xu hướng chung của giáo dục Việt Nam thời gian tới.

Việt Nam hiện có hơn 240 trường đại học. Lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin đạt khoảng hơn 50.000/năm. Để nâng tỷ lệ tương đương với các nước trong khu vực, lên 70.000 sinh viên, phát triển đại học số chính là xu thế tất yếu.

Chia sẻ Facebook