Phát hiện vi khuẩn ‘khổng lồ’, khiến nhiều kiến thức vi sinh vật bị lật đổ
Loại vi khuẩn này có kích thước gấp 5.000 lần so với hầu hết các vi khuẩn khác, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một giáo sư sinh học nói rằng, khám phá này lật đổ rất nhiều kiến thức trong vi sinh vật học.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn lớn nhất thế giới trong rừng ngập mặn Guadeloupe, một vùng đất thuộc Pháp ở vùng biển Caribe. Chúng không chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà còn có thể dễ dàng nhặt được bằng nhíp.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm nay (25/6): Sau khi phóng đại vi khuẩn Thiomargarita, nó dài tới 2cm, không chỉ có kích thước gấp 5.000 lần hầu hết các vi khuẩn mà nó còn phức tạp hơn nhiều.
Olivier Gros – giáo sư sinh học tại Đại học Antilles, nói với AFP rằng khám phá này “lật đổ rất nhiều kiến thức trong vi sinh vật học.”
Trong phòng thí nghiệm của mình ở thành phố Pointe-a-Pitre, vùng Caribe, Gros đã kinh ngạc trước những thứ có vẻ ngoài giống như lông mi trắng bên trong một ống nghiệm. Ông nói: “Ban đầu tôi nghĩ nó là một thứ gì đó không phải là vi khuẩn, vì một thứ dài 2cm không thể là vi khuẩn.”
Gros lần đầu tiên phát hiện ra những sợi nhỏ kỳ lạ này trong trầm tích rừng ngập mặn giàu lưu huỳnh vào năm 2009. Sử dụng kính hiển vi điện tử, v.v … phát hiện ra rằng đây là một sinh vật vi khuẩn, nhưng không đảm bảo là một tế bào đơn lẻ.
Nhà sinh học phân tử Silvina Gonzalez-Rizzo trong cùng một phòng thí nghiệm đã phát hiện ra nó là loại Thiomargarita, một chi vi khuẩn được biết là sinh trưởng bằng cách sử dụng lưu huỳnh. Một học giả khác ở Paris cho rằng toàn bộ chỉnh thể này là một tế bào.
Tuy nhiên, sau vài năm, nỗ lực đầu tiên để xuất bản trên một tạp chí khoa học đã thất bại. Gros nói: “Họ trả lời chúng tôi rằng: Thật thú vị, nhưng chúng tôi thiếu bằng chứng để tin các vị.”
Học giả trẻ Jean-Marie Volland đã cố gắng hợp tác với Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley tại Đại học California. Với sự hỗ trợ tài chính và khả năng tiếp cận với một số thiết bị tốt nhất trong ngành, Volland và các đồng nghiệp của ông đã bắt tay vào xây dựng một bức tranh về loại vi khuẩn này. Volland nói: Theo tiêu chuẩn vi khuẩn, thì vi khuẩn này rất lớn. Còn theo tiêu chuẩn của con người, nó giống như một người đàn ông “cao tới đỉnh Everest.”
Video Vi khuẩn ‘khổng lồ’ trong rừng ngập mặn của học giả Jean-Marie Volland
Hình ảnh đặc thù cuối cùng thông qua kính hiển vi 3D có thể chứng minh rằng toàn bộ cá thể này thực sự là một tế bào. Nó giúp Volland có một khám phá “hoàn toàn bất ngờ”. Ông nói: Thông thường, DNA của vi khuẩn trôi nổi tự do trong tế bào, nhưng DNA của vi khuẩn khổng lồ này được nén lại thành một cấu trúc nhỏ, được bao phủ bởi một lớp màng.
Ông lưu ý rằng, đây “thông thường là một dạng tế bào của con người, động vật và thực vật, những sinh vật phức tạp… chứ không phát sinh trên thân vi khuẩn.”
Tử Vi (Theo NTDTV )