Phát hiện mới: bạch tuộc có thể mơ suốt 2 phút, cơ thể liên tục đổi màu sắc và hình dáng

Chia sẻ Facebook
07/07/2023 14:55:33

Bạch tuộc là một trong những sinh vật quái lạ nhất khoa học từng phát hiện ra.

Bạch tuộc có thể đổi màu trong lúc ngủ, nhiều khả năng đây là tác động của giấc mơ lên cơ thể con vật.


Tại Đại học Liên bang Rio Grande do Norte, nhà thần kinh học Sidarta Ribeiro và các cộng sự phát hiện ra rằng giấc ngủ của bạch tuộc cũng được chia thành các giai đoạn chủ động (active) và bị động (passive) . Sau nhiều ngày theo dõi bốn con b ạch tuộc thuộc loài thường gặp trong tự nhiên (có tên khoa học là Octopus vulgaris), nhóm nghiên cứu thu về được hơn số tư liệu video dài hơn 180 giờ và đưa ra những kết luận đáng chú ý.


Theo lời ông Ribeiro, bạch tuộc dành khoảng nửa thời gian ban ngày để ngủ. “ Trong giấc ngủ im lìm, chúng nằm bất động một khoảng thời gian dài - im ắng lắm, và mắt nhắm nghiền - chúng cũng thở rất đều đặn và nhỏ nhẹ ”.

Con bạch tuộc này đang mơ thấy gì?


Cứ mỗi 30-40 phút, giấc ngủ bị động này bị gián đoạn bởi một giai đoạn ngủ chủ động ngắn kéo dài từ 1-2 phút. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bạch tuộc đổi màu sắc và bố cục bề mặt. Mắt và xúc tu của bạch tuộc có chuyển động, các giác hút co lại liên tục. “Rõ ràng đây là giai đoạn ngủ rất chủ động ”, ông Ribeiro nhận định.


Đội nghiên cứu thử nghiệm xem con bạch tuộc có thực sự ngủ không bằng cách bật video liên quan tới cua - bữa ăn khoái khẩu của bạch tuộc. “ Khi chúng tôi kích thích con vật bằng hình ảnh hoặc bằng rung động, nó không hề phản ứng ”, nhà khoa học thần kinh Ribeiro nói, thêm rằng hành động này trái ngược hoàn toàn với hành vi của bạch tuộc lúc tỉnh táo. “ Nếu chúng có mơ thật, thì chúng đã mơ được tới tận một phút ”.


Khoảng thời gian ngủ chủ động này của bạch tuộc tuy ngắn nhưng được phân định rạch ròi với giấc ngủ bị động; trong lúc mơ, da bạch tuộc tối màu lại và chúng cử động nhẹ. “ Trong khoảng 40 giây, chúng đột ngột đổi màu và cấu trúc bề mặt cơ thể. Mắt của bạch tuộc chúng chuyển động ”, Sylvia Medeiros, một sinh viên đã tốt nghiệp có tham gia nghiên cứu, trả lời báo giới. Hành động kỳ lạ của con bạch tuộc diễn ra khoảng 30-40 phút/lần.


Cũng theo lời Medeiros, giấc mơ của bạch tuộc (nếu có) sẽ không thể quá phức tạp hay mang hàm ý gì, bởi lẽ giai đoạn ngủ chủ động diễn ra rất ngắn. Bạch tuộc có khả năng giải quyết vấn đề giống nhiều loài khác trong đó có linh trưởng, cũng có thể những giấc mơ giúp bạch tuộc cải thiện khả năng não bộ và đương đầu với vấn đề hóc búa tốt hơn.


Carrie Albertin, nhà nghiên cứu bạch tuộc tại Phòng thí nghiệm Hải sinh vật học nằm tại Massachusetts nhận định: bạch tuộc thường xuyên nằm im trong tổ, chúng thường xuyên ngủ và thậm chí có thể còn mơ.

Điện não đồ cho thấy bạch tuộc khi ngủ có sóng não giống người. (Ảnh: Depositphotos).


Tôi nghĩ rằng khi bạn quan sát những con vật này, khó có thể phủ nhận rằng có điều gì đó đang diễn ra, nhưng điều quan trọng là phải xác định được chúng, tiến hành nghiên cứu sao cho các nhà khoa học có thể phân định rõ ràng các khái niệm ”, cô Albertin nhận định. “ Đó chính là những gì [nhóm nghiên cứu Brazil] làm được ”.

Cô cho rằng công trình nghiên cứu mới được đăng tải là bước vững chắc đầu tiên trong xác định rạch ròi từng giai đoạn ngủ của bạch tuộc.

Trước đây, các bằng chứng khoa học chỉ ra tổ tiên của bạch tuộc và con người cách nhau hơn 600 triệu năm tiến hóa. Hầu hết nhà khoa học đều tin rằng các hành vi của chúng rất khác loài người.


“Tất cả loài động vật đều có chung một kiểu chu kỳ ngủ, kể cả những động vật có cấu tạo đơn giản như sứa hay ruồi giấm. Chỉ có động vật có xương sống mới có 2 giai đoạn ngủ là NREM và REM ” , nhà khoa học Sam Reiter cho biết.

Do đó, kết quả nghiên cứu về giấc ngủ của bạch tuộc mở ra nguồn tri thức mới, chứng minh rằng chu kỳ ngủ của con người khá tương đồng với loài bạch tuộc.


“Các loài sinh vật dù khác nhau và ở xa nhau cũng có thể tiến hóa chu kỳ ngủ 2 giai đoạn một cách độc lập như bạch tuộc - loài động vật có cấu trúc não khác hoàn toàn với động vật có xương sống” , Leenoy Meshulam - nhà vật lý học tại Đại học Washington - nói với New Atlas.

Chia sẻ Facebook