Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 3.000 năm, nhóm nghiên cứu hé lộ danh tính gây ngỡ ngàng qua đúng một chi tiết ở bàn chân

Chia sẻ Facebook
10/05/2022 10:49:25

Bí mật ẩn giấu đằng sau bàn chân của người phụ nữ này đã khiến nhiều chuyên gia không khỏi ngạc nhiên.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh đã tìm được hài cốt của một phụ nữ trong ngôi mộ cổ nằm gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - địa điểm gắn liền với thời đại nhà Chu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng cổ xưa về hình phạt thời Trung Quốc cổ đại.


Kết quả chụp X-quang cho thấy rằng, hài cốt này thuộc về một phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 35 tuổi với bàn chân phải bị cắt cụt. Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia đã loại bỏ giả thuyết về việc người phụ nữ này mắc những loại bệnh có thể phải cắt bỏ chân như tiểu đường, phong, ung thư bị hoặc bỏng.


Do đó, họ tin rằng đây là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của những tù nhân phạm tội thời Trung Quốc cổ đại. Đáng chú ý, từ những nghiên cứu sinh học, họ còn cho biết người phụ nữ này vẫn sống sót thêm ít nhất là khoảng 5 năm sau khi hình phạt được thực hiện.

Cắt bàn chân là 1 trong 5 hình phạt thời cổ đại tại Trung Quốc.


Hình phạt cắt cụt một hoặc cả hai bàn chân là một tập tục được gọi là "Yue" và là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại - hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên.

Trong đó, 5 hình phạt (wuxing) thường bao gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi). Theo truyền thuyết, Hoàng đế ở triều đại nhà Hạ (thế kỷ 17 - 15 trước Công nguyên) đã áp dụng những hình phạt này bởi vì đây là những hình phạt phổ biến được sử dụng bởi các bộ lạc Miao.

Hình ảnh về 5 hình phạt thời cổ đại từ các cổ vật trong bảo tàng.


Trước đó vào năm 1999, hài cốt của một người phụ nữ cụt tay cũng đã được khai quật. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ở thời điểm bấy giờ đã không nghiên cứu kỹ về vấn đề này mà quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm những cổ vật.


Thời gian gần đây, công nghệ phát triển đã giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn việc cắt cụt chi được thực hiện như một hình phạt. Li Nan, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh, cho biết những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá hơn.

Cô cũng cho biết thêm rằng: "

Có một nguyên tắc quan trọng trong hình phạt yue, đó là người phạm tội nhẹ sẽ bị chặt bàn chân trái còn người phạm tội nặng bị chặt bàn chân phải. Có vẻ như chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây đã phạm trọng tội".

Nguồn: SCMP, Arkeo News

Chia sẻ Facebook