Phát ban loang lổ đầy người, nam thanh niên trả giá đắt vì quan hệ tình dục bừa bãi

Chia sẻ Facebook
13/04/2022 15:26:40

Nam thanh niên (22 tuổi, ở Hà Nội) đến khám do thấy ban đỏ vùng thân mình, được chẩn đoán mắc bệnh xã hội do quan hệ tình dục thiếu an toàn.


Lây bệnh vì quan hệ tình dục không an toàn

Bệnh nhân thấy xuất hiện nổi ban vùng thân mình nên tự thực hiện test nhanh giang mai tại nhà, kết quả dương tính. Nam thanh niên hoang mang nên đến bệnh viện khám và khẳng định lại kết quả chẩn đoán.

Khi thăm khám, nam thanh niên này cho biết đã quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần, lần gần nhất khoảng 2-3 tháng trước.

Khoảng hơn 1 tháng trước thời điểm đi khám, bệnh nhân thấy xuất hiện ban đỏ trên da vùng mạn sườn 2 bên, vùng da bìu và kèm theo rụng tóc.

Tâm lý của bệnh nhân ban đầu chủ quan không đi khám vì thấy các ban đỏ không ngứa, không đau rát và bản thân bệnh nhân không có biểu hiện về mệt mỏi, sốt.


Nhưng sau đó các ban đỏ mất dần đi để lại các vết loang lổ trên da, vì thấy biểu hiện lạ, bệnh nhân lên mạng đọc và tìm hiểu về tình trạng nổi ban, quyết định tự test nhanh giang mai và có kết quả dương tính sau đó đến bệnh viện khám.

Với tiền sử khai thác được, dấu hiệu trên lâm sàng và kinh nghiệm thăm khám, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ là theo dõi giang mai và chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán: xét nghiệm RPR định lượng và TPPA định lượng .

Và sau đó, kết quả trả về cả 2 chỉ số đều dương tính, bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị giang mai.

Để điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị, tư vấn các chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng sức khỏe và tư vấn chế độ sinh hoạt khoa học.

Biểu hiện giang mai ở nam giới. Ảnh minh hoạ.


Dấu hiệu cảnh giác cơ thể mắc bệnh giang mai

BS Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec người trực tiếp thăm khám bệnh nhân cho biết: Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm lây chủ yếu qua hoạt động tình dục, bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua nhiều con đường như quan hệ không an toàn (Quan hệ tình dục với các đối tượng có nguy cơ cao - các đối tượng làm dịch vụ, quan hệ tình dục đồng giới…), hoặc qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Người có nguy cơ cao mắc khi quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục đồng giới…

Ngoài ra, giang mai còn lây từ mẹ sang con, qua đường máu, tiếp xúc ngoài da, tức khi các tổn thương ngoài da tiếp xúc với dịch nhầy, máu... mang xoắn khuẩn giang mai nguy cơ nhiễm rất cao.

Theo BS Lan Anh, bệnh này chia làm 3 giai đoạn gồm giang mai giai đoạn 1, 2 và giai đoạn 3. Ngoài ra, những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, chỉ vô tình phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra định kỳ thì được gọi là giang mai kín (hay giang mai tiềm ẩn).

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng của giang mai thường xuất hiện 10 ngày đến 3 tháng sau khi người bệnh tiếp xúc vi khuẩn gây giang mai với dấu hiệu có thể nhìn thấy một hoặc nhiều săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, dương vật, bìu ở nam giới hoặc mép âm hộ, môi lớn, môi bé ở nữ giới.

Sang giai đoạn 2, người bệnh xuất hiện các triệu chứng phát ban ở da gây ra vết loét nhỏ, màu nâu đỏ, các vết loét trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn, sốt, đau đầu, rụng tóc, đau cơ.

Trường hợp nam bệnh nhân này ban đỏ loang lổ trên người, có kèm theo rụng tóc, tức đã có một trong những dấu hiệu đặc trưng của giang mai cùng kết quả xét nghiệm giang mai dương tính nên được khẳng định chẩn đoán giang mai giai đoạn 2.

Nếu bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời, sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, lúc này người bệnh sẽ không có dấu hiệu nào, nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tiến triển đến giai đoạn muộn.


Khi đó, hậu quả để lại sẽ khôn lường với sức khỏe như ảnh hưởng khả năng sinh con, chất lượng sống và các vấn về não, hệ thân kinh, đột quỵ...

Phòng tránh bệnh như thế nào?

Bệnh giang mai là bệnh xã hội thường gặp, được coi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 sau HIV-AIDS, vì vậy để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện như sau:

- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Quan hệ an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (QHTD), dùng đúng cách và thường xuyên, thực hiện sử dụng bao cao 100% khi QHTD với đối tượng nguy cơ cao.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là thời điểm trước và sau khi quan hệ sẽ giúp bạn phòng bệnh giang mai và các bệnh viêm nhiễm.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phòng tránh và phát hiện giang mai sớm nhất.

- Bệnh giang mai có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng qua nhau thai hoặc âm đạo. Vì thế trước khi mang thai nữ giới nên khám định kỳ tại các bệnh viện để biết mình có mắc bệnh giang mai hay các bệnh truyền nhiễm khác không.

- Thực hiện sinh hoạt an toàn, lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.

- Ngoài ra, để tránh lây nhiễm giang mai nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Bệnh giang mai ở nam rất khó chẩn đoán và dễ chủ quan bỏ qua. Vì vậy khi người bệnh nghi ngờ mình có những triệu chứng giang mai nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Hoặc đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm /lần.

Trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị, lưu ý không quan hệ tình dục hoặc sử dụng biện pháp an toàn;

Tăng cường dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước đặc biệt nước cam, nước chanh…;

Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, mất ngủ; Tập thể dục hàng ngày nâng cao sức đề kháng; Và kiểm tra lại xét nghiệm RPR, TPPA định lượng sau điều trị 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Tin Cùng Chuyên Mục

Trẻ mắc Covid-19 không báo y tế có được hoãn tiêm vắc xin phòng Covid-19?icon0Trong trường hợp gia đình khẳng định con đã nhiễm Covid-19 thì sau 3 tháng mới tiêm. Mẹ đến khai báo với cán bộ y tế sẽ được đồng ý.

Bạn trai âm thầm trữ đông 'con giống', tôi chết điếng khi biết nguyên nhân

icon 0

Trữ đông 'con giống' không còn là khái niệm mới mẻ nữa mà hiện nay có nhiều người coi đó là xu hướng. Họ chưa muốn có con nhưng muốn lưu trữ lại 'con giống' tốt nhất.

Khỏi Covid-19, tập thể thao lại nếu thấy điều này bạn phải dừng ngay tức khắc

icon 0

Tập luyện vốn tốt cho sức khỏe nhưng nếu tập không đúng, quá sức thì lại gây hại, gây khó thở, tức ngực, thiếu máu cơ tim dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tăng huyết áp, tụt huyết áp…

Biến chứng kinh khủng của zona thần kinh, đàn ông cũng phải khóc vì không chịu nổiicon0Nhiều người bị zona thần kinh xong biến chứng đau đến nỗi đàn ông cũng phải khóc vì không chịu nổi.

Ngày 12/4: Có 22.804 ca COVID-19; số khỏi bệnh nhiều gấp 9 lần số mắc mới

icon 0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 12/4 của Bộ Y tế cho biết có 22.804 ca mắc COVID-19 trong cả nước. Trong ngày số bệnh nhân khỏi nhiều gấp 9 lần số mắc mới, với hơn 202.000 ca khỏi.

Uống thuốc đông y 'bổ thận tráng dương' chưa 'khoẻ' đã ngộ độcicon0Thuốc đông y hay tây y đều có những vị thuốc là độc dược nếu dùng không theo chỉ định người dùng có thể gặp nguy hiểm.

Người phụ nữ Hà Nội mù mắt, co giật sau 10 phút tiêm filler làm đẹp

icon 0

Khoa Phẫu thuật hàm mặt tạo hình thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức vừa cấp cứu nữ bệnh nhân (47 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) trong tình trạng mất thị lực hoàn toàn mắt trái sau khi tiêm filler nâng mũi.

'Chuyện ấy' ở chị em bao nhiêu phút là đủ 'thăng hoa'?

icon 0

Nhiều người cho rằng chị em phụ nữ khi ân ái thời gian càng lâu họ càng thích. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải như các anh em vẫn nghĩ.

Trẻ mầm non đi học: Chỉ cần 2K quan trọng nhất, đừng cấm trẻ ra chơiicon0Tâm lý cho con đến trường ai cũng vui, háo hức nhưng nhiều người lại lo việc phòng bệnh kém có thể con nhiễm Covid-19.

Chuyên gia bác tin đồn 'đũa, thớt gỗ mốc gây ung thư gan' và chỉ cách vệ sinh tuyệt đối an toàn

icon 0

Mặc dù khí hậu nước ta nóng ẩm nhưng rửa sạch thớt gỗ, đũa gỗ sau khi sử dụng, sau đó đem lau khô hoặc sấy khô, phơi khô rồi cất ở nơi khô ráo bạn sẽ không phải lo bị nấm mốc tấn công.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook