Phải quyết tâm đưa nghiên cứu công nghệ sinh học Việt Nam vào ứng dụng
Nội dung biên bản ghi nhớ thống nhất chủ trương hợp tác toàn diện, từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng cho đến khâu đưa ra thị trường sản phẩm công nghệ sinh học của hai bên.
Vào ngày 31/03/2022, tại Công ty Cổ phần Hóa Dược Phẩm Mekophar tại khu công nghệ cao quận 9 đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm Công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh (HCMBIOTECH) và Công ty Cổ phần Hóa Dược Phẩm Mekophar, Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.
Mở đầu buổi lễ, TS. Nguyễn Đăng Quân, giám đốc trung tâm trình bày lý do ký kết hợp tác: “Hiện nay, trung tâm có nhiều tiến sĩ khoa học trẻ, đều được đào tạo chính quy từ những nước có trình độ khoa học cao như Đức, Nhật, Hàn Quốc…, và các em đều có nhiều thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc được thế giới công nhận. Tuy nhiên, hiện trạng việc ứng dụng kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam vào thực tiễn là không nhiều, mà vẫn còn phải nhập khẩu sản phẩm của các nước khác. Ở đây, trách nhiệm không thể đè lên các nhà khoa học được, vì nghiệp vụ chính của họ là nghiên cứu công nghệ mới và không có kỹ năng về kinh tế, tài chính, marketing. Thậm chí, ở phạm vi một đơn vị thì việc đưa một sản phẩm nghiên cứu khoa học thành công ra thị trường cũng gần như rất khó. Do đó, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh luôn rất khát khao cùng các đơn vị y khoa, các doanh nghiệp hợp tác để sản phẩm khoa học của Việt Nam có thể được đưa vào ứng dụng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ quốc tế như hiện nay. Nhận thấy Ngân hàng tế bào gốc MekoStem thuộc Công ty Cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar có cùng mối quan tâm đến hoạt động nghiên cứu về công nghệ sinh học, và cụ thể là công nghệ tế bào gốc, cũng như có năng lực thực thi từ nghiên cứu đến hoạt động kinh doanh với hơn 12 năm trên thị trường, Trung tâm Công nghệ sinh học rất vinh dự cùng MekoStem hợp tác để đưa công nghệ sinh học Việt Nam vào cuộc sống”.
Ngân hàng tế bào gốc MekoStem, thuộc Công ty Cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar, được cấp phép hoạt động từ năm 2008, hiện là đơn vị duy nhất của Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ (American Association of Blood Banks), nay vừa mang tên mới là Hiệp hội vì sự tiến bộ của Y học truyền máu và liệu pháp sinh học (Association for the Advancement of Blood & Biotherapies - AABB). Là đơn vị tiên phong trong ngành, MekoStem luôn duy trì đội ngũ nghiên cứu khoa học, thường xuyên giao lưu học hỏi từ các nước phát triển như Nhật Bản, Đức và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức uy tín như Đại Học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Học viện Quân y và các bệnh viện lớn trên toàn quốc.
Đáp lại chia sẻ của TS. Quân, Bà Huỳnh Thị Lan - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar cũng tâm sự: Bản thân là một nhà khoa học đồng thời cũng điều hành doanh nghiệp hàng chục năm, chúng tôi hoàn toàn đồng cảm với những chia sẻ của TS. Quân. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động cao cả và cống hiến rất nhiều cho xã hội, tuy nhiên để sản phẩm của nghiên cứu đi vào đời sống thì còn là một chặng đường rất dài và gian nan. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem đã kiên định trên con đường trên hơn 12 năm nay và có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, MekoStem vẫn cần thêm rất nhiều đối tác nghiên cứu, để tăng hàm lượng và chất lượng của các công trình khoa học để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự hợp tác với phía Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh sẽ là một mảnh ghép hoàn hảo để MekoStem tiếp tục bức phá trên hành trình của mình vì một tương lai của công nghệ sinh học Việt Nam.
Tiến sĩ, Bác sĩ Mai Văn Điển, Giám đốc Bệnh viện An Sinh và cố vấn y khoa của Ngân hàng tế bào gốc MekoStem cũng chia sẻ về thực tế nhu cầu của người bệnh về các sản phẩm từ tế bào gốc. Bệnh viện An Sinh đã thành lập đơn vị thử nghiệm lâm sàng, được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép, đây cũng là một sự bổ sung hoàn hảo để đưa sản phẩm nghiên cứu khoa học Việt Nam thêm một bước nữa ra thị trường.
Kết thúc hoạt động ký kết, khách mời từ Trung tâm Công nghệ sinh học tham quan cơ sở vật chất, quy trình thực hiện của MekoStem. Toàn bộ trang thiết bị đều được đầu tư mới nhất từ Mỹ và Đức, các công đoạn hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn quốc tế và nhân viên tuân thủ quy trình, kỷ luật lao động không kém gì các đơn vị hàng đầu trên thế giới.
Phạm Trang
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
'Cánh tay phải' của Mark Zuckerberg rời Facebook icon 0
Sheryl Sandberg, Giám đốc vận hành của Meta sẽ rời khỏi công ty này sau 14 năm làm việc. Bà được đánh giá là người có quyền lực thứ hai, chỉ sau Mark Zuckerberg.
Trung Quốc siết 'gọng kìm' với các chương trình trực tuyến
icon 0
Các chương trình trực tuyến phải xin giấy phép trước khi phát sóng tại Trung Quốc, chịu sự quản lý tương tự như ngành công nghiệp phim ảnh.
Chuyên trang thi đại học ‘All-in-one’ hỗ trợ sĩ tử trước mùa tuyển sinh Đại học 2022
icon 0
Mùa tuyển sinh Đại học 2022 đã cận kề, MobiFone chính thức giới thiệu chuyên trang thi đại học và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mobiEdu dành cho học sinh, phụ huynh, thầy cô và các trường THPT trên toàn quốc.
Đem về cả tỷ USD cho Amazon, nhưng mảng điện toán đám mây AWS cũng đầy mảng tối bên trong
icon 0
Theo khiếu nại của những nhân viên cũ, bên trong mảng kinh doanh đầy lợi nhuận này của Amazon lại đầy vụ việc bắt nạt, phân biệt chủng tộc và giới tính.
TikTok đụng độ WeChat: Cuộc chiến video ngắn tại Trung Quốc đã lên 'tầm cao' mới
icon 0
Với các sự kiện âm nhạc và ngôi sao nhạc pop, nền tảng Channels của Tencent đang trở thành mối đe dọa lớn của Douyin, phiên bản TikTok Trung Quốc.
Xiaomi sản xuất điện thoại tại Việt Nam, bán thêm ra Đông Nam Á
icon 0
Hãng điện thoại Xiaomi lập nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam thông qua đối tác, nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước lẫn Đông Nam Á.
Cách nền tảng Cloud Việt thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp
icon 0
Theo các chuyên gia, Điện toán đám mây là một trong những công nghệ cốt lõi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tạo lợi thế cạnh tranh và giữ vững đà tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt. Trong đó, Tập đoàn GreenFeed là ví dụ điển hình.
XEM THÊM BÀI VIẾT