Ông Lee Jae-yong làm Chủ tịch Tập đoàn Samsung sau khi được ân xá
Sau hơn 2 năm liên quan đến các vấn đề pháp lý và phải ngồi tù, ông Lee Jae-yong đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics do nhận được lệnh ân xá từ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào tháng 8.
‘Thái tử Samsung’ Lee Jae-yong được ân xá
Theo đó, Tập đoàn Samsung Electronics cho biết hôm thứ Năm (27/10) rằng họ đã bổ nhiệm Lee Jae-yong làm Chủ tịch sau những rắc rối pháp lý trong thời gian qua. Động thái này được cho là giúp tập đoàn thuận lợi hơn trong việc định hướng đi sâu vào mảng bán dẫn và công nghệ sinh học.
Ông Lee đã ngồi tù vì tội hối lộ nhưng đã nhận được lệnh ân xá của Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 8 năm nay, vị trí Chủ tịch tập đoàn đã bị bỏ trống từ khi cha của ông qua đời vào tháng 10/2020.
Lệnh ân xá là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Yoon Suk-yeol nhằm thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc vì Samsung với tư cách là công ty quan trọng bậc nhất của đất nước và là chìa khóa cho nền kinh tế với vai trò rộng lớn hơn.
“Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Giờ là lúc để hành động. Hãy mạnh dạn và kiên định với mục tiêu của mình” , Lee cho biết.
Thông báo được đưa ra khi Samsung cho biết lợi nhuận ròng trong quý 3, tính đến cuối tháng 7, đạt tổng cộng 9,4 nghìn tỷ won (khoảng 6,7 tỷ USD), giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái. So với quý 2, lợi nhuận ròng giảm 15,4%.
Thu nhập của Samsung cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) hôm thứ Năm thông báo rằng GDP tăng 0,3% trong quý 3 so với ba tháng trước đó, chậm lại so với mức tăng trưởng 0,7% trong quý 2. BOK cho rằng xuất khẩu chất bán dẫn giảm là yếu tố chính dẫn đến sự chậm lại.
Samsung cho biết những bất ổn địa chính trị có khả năng làm giảm nhu cầu đối với chip DRAM, được sử dụng trong nhiều sản phẩm điện tử, ở một mức độ nào đó cho đến nửa đầu năm 2023.
Nhưng tập đoàn dự báo rằng nhu cầu có thể phục hồi vào cuối năm tới, được thúc đẩy bởi việc lắp đặt lại các trung tâm dữ liệu và một số lĩnh vực áp dụng chip mới.
Thị trường kỳ vọng sự trở lại của ông Lee sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại Samsung thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn, cũng như đẩy nhanh các quyết định chiến lược về lĩnh vực nên đầu tư trong tương lai.
Ông Lee bắt đầu làm việc tại Samsung năm 1991 và trở thành Phó chủ tịch năm 2012. Ông có vai trò lớn tại Samsung trong các lĩnh vực kinh doanh điện thoại, tivi và linh kiện, trong đó có cả việc tạo dựng quan hệ đối tác với Apple và Google.
Theo dữ liệu của Bloomberg, ông Lee sở hữu 1,63% cổ phần của Samsung Electronics và 18,13% cổ phần của Samsung C&T. Hiện tân Chủ tịch Samsung sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 5,9 tỷ USD.
Trước đó, Mỹ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc bằng công nghệ của Mỹ khi họ cố gắng ngăn chặn tham vọng của nước này trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
Các đối thủ của Samsung là SK Hynix và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) đã nhận được sự miễn trừ 1 năm để tiếp tục sử dụng thiết bị của Mỹ, nhưng triển vọng ngoài điều đó là không chắc chắn.
SK Hynix cho biết khi công bố thu nhập vào thứ Tư rằng họ đang có kế hoạch giảm tải cơ sở sản xuất của mình ở nước này trong trường hợp xấu nhất. Còn Samsung cho đến nay vẫn chưa biết liệu họ có nhận được bất kỳ sự miễn trừ nào của Mỹ hay không.
Nhất Tín, theo Nikkei và Bloomberg
Mỹ sắp áp lệnh cấm mạnh nhất, cắt triệt để nguồn cung chip cao cấp cho Trung Quốc
Trong tuần này, chính quyền Biden sẽ đưa ra lệnh cấm mới nhất nhằm cắt đứt hoàn toàn khả năng tiếp cận công nghệ chip cao cấp của Trung Quốc