"Ông vua thủy tinh" nghe cha mẹ lấy cô gái mù chữ và cái kết bất ngờ: "Người ta nói tập đoàn này là của tôi nhưng về pháp lý, của vợ tôi cả đấy"
Trần Phụng Anh là người phụ nữ không nhan sắc, không học vấn nhưng cuối cùng lại khiến Tào Đức Vượng nguyện dâng toàn bộ tài sản vào tay bà.
Được nhiều người gọi với danh xưng ''vua pha lê'' của Trung Quốc, Tào Đức Vượng là người sáng lập kiêm Chủ tịch của tập đoàn Fuyao Group - đứng đầu đất nước tỷ dân và đứng thứ hai thế giới trong lĩnh vực chế tạo kính ô tô.
Người đàn ông lớn lên cùng những trắc trở
Tháng 5 năm 1946, Tào Đức Vượng được sinh ra ở Thượng Hải trong một gia đình khá giả. Cha ông là một cổ đông của Cửa hàng bách hóa Vĩnh An, từ nhỏ ông đã được cha nói không ít về những quan niệm kinh doanh đúng đắn. Dưới ảnh hưởng của cha mình, Tào Đức Vượng có một sự nhiệt huyết đặc biệt với việc kinh doanh.
Khi Thượng Hải tơi vào tình trạng rối ren, gia đình họ Tào quyết định chuyển về quê hương Phúc Kiến. Khi rời Thượng Hải, cha ông đưa gia đình lên một con tàu du lịch, và tất cả tài sản của gia đình được đặt trên một con tàu vận tải khác. Thế nhưng sau khi gia đình đến nơi an toàn, tất cả đồ đạc đều mất hết vì con tàu vận tải đã chìm!
Mất hết đồ đạc, tài sản, gia đình họ Tào khá giả trở nên bần cùng chỉ sau một đêm. Vì quá nghèo nên năm 9 tuổi Tào Đức Vượng mới có thể đi học lại, nhưng đến năm 14 tuổi ông phải bỏ học ở nhà chăn bò vì không đủ tiền đóng học phí.
Sau khi bỏ học, Tào Đức Vượng bắt đầu tự học. Mỗi ngày khi đi chăn gia súc và kiếm củi, ông đều mang theo hai cuốn sách: “Tân Hoa tự điển” và “Từ Hải” mà ông dùng tiền tiết kiệm suốt mấy năm của mình mới mua được.
Từ năm 16 tuổi, Tào Đức Vượng đã bắt đầu kinh doanh nhỏ, ông bán trái cây với cha mình. Cha chịu trách nhiệm bán hàng hàng ngày, còn ông có trách nhiệm dậy từ sáng sớm và đi xa để nhập hàng. Mỗi ngày ông phải dậy lúc 2 giờ sáng và chạy xe 4 tiếng từ thị trấn Cao Sơn đến thành phố Phúc Thanh để nhập trái cây.
Quyết định từ buôn bán nhỏ đã mãi mãi thay đổi cuộc đời ông. Từ 16 đến 30 tuổi, trong 14 năm này Tào Đức Vượng về cơ bản đã kinh doanh tất cả các lĩnh vực kinh mà ông có thể. Xuất phát điểm rất thấp, ông chọn hướng kinh doanh nhỏ lẻ mà mọi người thường bỏ qua.
Liều lĩnh bán của hồi môn để khởi nghiệp
Nhờ gia đình sắp đặt, Tào Đức Vượng kết hôn với Trần Phụng Anh. Bà là người không biết chữ.
Ngay sau khi về chung một nhà, ông đã bán hết toàn bộ hồi môn để lấy vốn kinh doanh. Bà không hề phàn nàn lấy một câu. Nhiều năm chung sống, Phụng Anh cũng không một lời phàn nàn.
Với số vốn ban đầu, Tào Đức Vượng trồng nấm trắng rồi bán nó ở Giang Tây và kiếm được kha khá trong một chuyến buôn bán. Điều ông không ngờ đến là chuyến thứ 4 lại bị giam hàng, mất sạch vốn liếng, nợ dân làng 1000 NDT.
Lúc đó, nhiều người đến đòi tiền, đồ đạc ở nhà bán được bán hết, chỉ còn lại căn nhà nhỏ.
Năm 1987, Tào Đức Vượng cùng 11 cổ đông thành lập Công ty TNHH Fuyao Glass, và chuyển nhà máy từ thị trấn Cao Sơn hẻo lánh đến ngoại ô huyện thành Phúc Thanh.
Nói cho cùng thì việc sản xuất kính ô tô không phải là chuyện tầm thường. May mắn thay, vào thời điểm đó Trung Quốc cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ việc nội địa hóa phụ tùng ô tô. Việc kinh doanh của Fuyao tập trung vào kính ô tô và được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các bên.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Fuyao không có nhân lực, không có nghiên cứu, không có gì cả. Đúng lúc có người nói với Tào Đức Vượng rằng nhà máy kính Yaohua ở Thượng Hải có một bản vẽ thiết bị kính ô tô cũ. Tin tức này với ông như là chiếc phao cứu sinh, ông vội vã đến Thượng Hải ngay giữa đêm để mua lại bản vẽ với giá hơn 3.000 USD.
Nhờ nắm bắt cơ hội, Fuyao kiếm được 110.000 USD trong năm đầu tiên và 786.000 USD trong năm thứ hai. So với kính nhập khẩu từ Nhật Bản, Fuyao Glass không chỉ có chất lượng tốt mà còn có giá thành rẻ.
Đã hơn 30 năm kể từ khi Tào Đức Vượng thành lập Fuyao Glass. Fuyao Glass ngày nay không còn như xưa nữa. Hãng có hơn 300 bằng sáng chế độc lập, thành lập hơn 20 cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và chiếm 70% thị phần trên thị trường ô tô và kiếm được vài tỷ nhân dân tệ mỗi năm.
Ngoại tình với người phụ nữ khác và lá thư khiến Tào Đức Vượng "quay đầu"
Kết hôn không xuất phát từ tình yêu, ông Tào đã có mối quan hệ ngoài luồng. Người con gái đó mạnh mẽ, thông minh, trẻ trung và khiến Tào Đức Vượng yêu say đắm.
Thời điểm say sưa với tình nhân bên ngoài, Tào Đức Vượng và Trần Phụng Anh đã có với nhau ba mặt con. Tất cả đều do Trần Phụng Anh nuôi dưỡng và chăm sóc.
Mê đắm nhân tình, ông đã viết thư về cho vợ và đề nghị được ly hôn. Trần Phụng Anh không biết chữ nên chị gái Tào Đức Vượng chính là người đọc toàn bộ lá thư đó cho cô nghe. Tào Đức Vượng nóng lòng muốn biết kết quả nên đã trở về nhà. Cứ ngỡ sẽ cần đến một màn tranh cãi ầm ĩ hay đơn giản cũng phải hỏi han, dùng con cái làm sức ép nhưng Trần Phụng Anh thì không.
"Em biết bản thân mình không xứng với anh. Em cũng biết kiểu gì anh cũng sẽ ra đi thôi. Hay là anh cứ đi với cô gái đó đi nhưng xin anh để lại cho em ngôi nhà và ba đứa con".
Những câu nói nhẹ nhàng của vợ khiến Tào Đức Vượng choáng váng và hối hận vì bản thân ích kỷ. Sau chuyện này, Tào Đức Vượng biết rằng một người đàn ông có thể yêu phụ nữ khác ngoài vợ mình.
Hiện tại, Trần Phụng Anh vẫn như xưa, nhẹ nhàng, chân thành, dịu dàng và rất tin tưởng chồng. Bà vẫn không biết chữ, chẳng dám trả lời điện thoại vì tự cảm thấy tiếng phổ thông của mình không tốt lắm, sợ bị chê cười.
"Quần áo và giày của cô ấy dùng đều là tôi mua. Đồ đạc ở nhà cũng thế, tôi mua hết chứ cô ấy không mua cái gì. Tuy nhiên, tất cả tài sản của tôi đều đứng tên cô ấy, từ công ty, nhà cửa, bất động sản… Người ta cứ nói rằng tập đoàn này là của tôi nhưng đâu có phải. Trên mặt pháp lý, nó của vợ tôi cả đấy".
Tổng hợp