Ông Tập Cận Bình và ông Lý Cường phân chia quyền lực thế nào?
Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình, quyền lực của chức Thủ tướng khóa mới do ông Lý Cường phụ trách sẽ bị suy yếu thêm? (Ảnh: Ông Tập Cận Bình bắt tay ông Lý Cường tại “Lưỡng hội” 2023; Nguồn: Lintao Zhang/Getty Images)
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới bế mạc “lưỡng hội”, qua đó đã hoàn thành bổ nhiệm ban lãnh đạo khóa mới. Theo đó, một trong những vấn đề được giới quan sát chú ý là việc phân chia quyền lực giữa ông Tập Cận Bình và nhân vật số hai Lý Cường.
Vấn đề phân chia quyền lực
Tại “lưỡng hội” của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình không chỉ phá tiền lệ lịch sử khi tiếp tục cầm quyền nhiệm kỳ 3, mà còn đưa thân tín Lý Cường kế nhiệm ông Lý Khắc Cường làm Thủ tướng.
Ngày 13/3, ông Lý Cường đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên trong cương vị Thủ tướng, giải thích các vấn đề như kinh tế Trung Quốc, kinh tế tư nhân và quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Tại cuộc họp, ông Lý Cường đã trả lời 10 câu hỏi của các phóng viên, trong các câu trả lời đều liên tục nhắc “Tổng Bí thư Tập Cận Bình”, “Vai trò lãnh đạo của Trung ương Đảng với ông Tập Cận Bình là nòng cốt”…
Trước đó, ông Tập đã có bài phát biểu tại phiên bế mạc “lưỡng hội”, phát biểu không đề cập đến những thách thức kinh tế nghiêm trọng của Trung Quốc, thay vào đó là nhấn mạnh vấn đề an ninh và ổn định trị an. Từ nội dung bài phát biểu của ông Tập, giới quan sát bên ngoài có thể nhìn ra sự khác biệt, đồng thời cũng có thể nhìn ra cách ông Tập Cận Bình và ông Lý Cường sẽ chia sẻ quyền lực.
Tờ New York Times hôm 14/3 đưa tin, sự khác biệt về giọng điệu và nội dung của hai bài phát biểu cho thấy ông Tập sẽ để Thủ tướng lo các chi tiết về chính sách kinh tế, còn bản thân ông đóng vai trò nhà lãnh đạo ĐCSTQ kiểu gia trưởng.
Bài viết của New York Times cho rằng ngay cả trong phạm vi trách nhiệm hạn chế này, vấn đề khó khăn của ông Lý Cường là thúc đẩy chấn hưng lại nền kinh tế Trung Quốc, để làm điều đó đòi hỏi phải khôi phục niềm tin đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiểm soát xã hội hà khắc chống COVID-19 và trấn áp giới doanh nghiệp công nghệ cùng địa ốc. Bất chấp sự nhấn mạnh của ông Tập về an ninh quốc gia và ý thức hệ cộng sản, tại cuộc họp báo đầu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Lý Cường đã tìm cách trấn an các công ty tư nhân về tầm quan trọng của họ đối với Đảng và cam kết của Bắc Kinh đối với nền kinh tế thị trường.
Nhận định vấn đề phân nhiệm này, giáo sư Alfred M. Wu tại Viện Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore, người chuyên về các vấn đề kinh tế và chính trị của Trung Quốc, chỉ ra rằng ông Lý Cường “sẽ chỉ tập trung vào các vấn đề sinh kế trong nước” , hầu hết mọi thứ đều sẽ do ông Tập Cận Bình quán xuyến.
Bài báo của New York Times đặt câu hỏi liệu trong mối quan hệ Tập-Lý mới, ông Lý Cường có thể đảm bảo kết nối mật thiết với Tập Cận Bình và giữ được tầm ảnh hưởng ở Bắc Kinh như khi ông còn là phụ tá cấp cao trong chính quyền cấp tỉnh có quy mô nhỏ hơn nhiều hay không.
Theo phân tích của Reuters , các nhà quan sát giới lãnh đạo ĐCSTQ cho rằng mối quan hệ thân thiết của ông Lý Cường với ông Tập Cận Bình dù là thế mạnh cũng ẩn chứa vấn đề yếu: Tuy được ông Tập Cận Bình tin tưởng, nhưng không thoát khỏi cảnh chỉ là cái bóng. Phân tích cho rằng những gì ông Lý Cường có thể tự do hạnh động là rất hạn chế. Nhà bình luận Chen Daoyin (hiện sống ở Chile) từng là giảng viên tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, cho biết ông Lý Cường chỉ có thể làm công việc tô son điểm phấn chứ không thể làm mới.
Trong khi đó một số nhà quan sát chính trị nhận định rằng ông Lý Cường chỉ có thể sẽ đóng vai trò phục tùng ông Tập Cận Bình. Như nhà bình luận Nghiệp Hạ Lương (Xia Yeliang, từng giảng dạy tại Viện Kinh tế Đại học Bắc Kinh) gần đây chia sẻ với Epoch Times rằng ông Lý Cường đã được ông Tập Cận Bình cẩn thận lựa chọn tại Đại hội 20 để trở thành nhân vật số 2, vì vậy mọi người đều tin rằng ông Lý Cường sẽ chỉ trung thành thực hiện ý định của ông Tập Cận Bình, từ đó có thể dự đoán mức cởi mở của nền kinh tế Trung Quốc trong 5 năm tới sẽ không lớn hơn.
Hồi ký Red Roulette nói về “quân nhà Tập”
“Lưỡng hội” của ĐCSTQ kéo dài khoảng 9 ngày đã bế mạc ngày 13/3. Cuộc họp có liên quan đến đường lối phát triển tổng thể của Trung Quốc trong 5 năm tới này là cửa sổ để thế giới bên ngoài quan sát chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn này.
Gần đây, phiên bản tiếng Trung phồn thể của hồi ký Red Roulette (câu chuyện của người trong cuộc kể về hủ bại của giới quyền quý ĐCSTQ) đã được xuất bản tại Đài Loan. Tác giả Desmond Shum hôm 13/3 đã được Đài RFA phỏng vấn. Khi được hỏi liệu gia đình ông Tập Cận Bình có dính líu đến tham nhũng hay không, ông Desmond Shum nói thẳng rằng vấn đề không phải là cụ thể tham nhũng bao nhiêu, tội tham nhũng lớn nhất của ông Tập Cận Bình là đổi luật chơi để cầm quyền lâu dài, tức tham nhũng quyền lực.
Doanh nhân từng gắn bó với quyền lực chính trị của ĐCSTQ này chỉ ra rằng ĐCSTQ là chủ sở hữu của sòng bạc, tất cả các bên tham gia vào thị trường Trung Quốc đều chỉ là những quân bạc trong tay của nhà cầm quyền.
Desmond Shum phân tích: Thành phần trong “quân nhà Tập” có thể thấy rõ ngay từ Nhân đại Trung Quốc lần 20 vào cuối tháng 10 năm ngoái, đó chính là danh sách các thành viên Bộ Chính trị khóa mới được công bố sau Đại hội 20 của ĐCSTQ.
Từ danh sách, giới quan sát dễ thấy, từ người đảm nhận chức Thủ tướng là ông Lý Cường cho đến Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Bí thư Thái Kỳ Ban Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng thường trực Đinh Tiết Tường, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Lý Hy, cho đến Chánh Văn phòng Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Hà Lập Phong, lai lịch chính trị của tất cả họ đều có mối quan hệ khá sâu sắc với ông Tập Cận Bình, trong quá khứ nhiều người thậm chí còn đóng vai “tay chân” trong các chính sách của ông Tập…
Tác giả Desmond Shum nhận định, với việc “quân nhà Tập” tiếp quản này đồng nghĩa cơ sở quyền lực chính trị mà ông Tập Cận Bình xây dựng trong 10 năm qua về cơ bản đã được củng cố hoàn toàn, bây giờ ông Tập không còn bất kỳ trở ngại nào, sau “lưỡng hội” này thì ông có thể không còn kiêng dè trong thúc đẩy “đức tin Tập Cận Bình”.
Desmond Shum cảnh báo, dù “đức tin” của ông Tập Cận Bình dường như là cơn ác mộng không có hồi kết đối với nhiều người Trung Quốc (gồm cả bản thân ông Tập), nhưng dù thế nào thì “bây giờ đã đến lúc thực hiện lý tưởng và tham vọng chính trị của ông ấy”.
Tác giả hồi ký Red Roulette cũng tin rằng ông Tập Cận Bình sẽ nỗ lực để định vị vị thế lịch sử cá nhân bằng việc theo đuổi đến cùng con đường thống nhất Đài Loan. Ông gợi ý rằng Đài Loan cần nỗ lực hơn để thu hút nhân tài ở nước ngoài, trở thành điểm đến trung tâm về văn hóa và nghệ thuật của Hoa kiều ở nước ngoài, qua đó thúc đẩy lập pháp để bảo vệ chính mình.
Miêu Vi, Vision Times
Ác mộng của giới tư bản Hồng Kông có thể sắp bắt đầu Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ấn định cho “Trung Quốc mộng”, trong đó cũng có vấn đề đáng lưu ý đề cập đến Hồng Kông.