Ông Hồ Tích Tiến vô tình làm lộ bí mật về dịch bệnh, khẩn cấp xóa bài

Chia sẻ Facebook
22/12/2022 08:07:17

Ông Hồ Tích Tiến cho biết kể từ tháng 11, số ca nhiễm COVID ở Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng, “nói tóm lại, đã vượt khỏi tầm kiểm soát”. (Ảnh chụp màn hình video)

Gần đây, sau khi nhiễm COVID-19, ông Hồ Tích Tiến, cựu Tổng biên tập “Thời báo Hoàn Cầu” – kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho biết trên Weibo rằng kể từ tháng 11, số ca nhiễm COVID ở Bắc Kinh đã liên tục gia tăng, số người lây nhiễm trong xã hội đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ngay sau đó bài đăng này đã bị xóa.


“Tôi thực sự chưa sẵn sàng cho việc mở cửa lần này.” Theo mô tả của ông Hồ Tích Tiến trên Weibo, kể từ ngày 23/11, nhiều khu vực ở Bắc Kinh đã thông báo “cư dân không được rời khỏi khu dân cư trừ khi cần thiết”, đây vốn đã được coi là “sự im lặng tương tự”.


Tuy nhiên, chỉ 2 tuần trước khi chính thức ra mắt 10 điều mới về quy định phòng chống dịch vào ngày 7/12, khoảng 23/11, khắp các vùng của Trung Quốc đã tăng số lượng các khu vực đóng cửa trên diện rộng, cho thấy “lúc bấy giờ chính quyền trung ương vẫn muốn kiểm soát dịch bệnh.”


Vậy vì sao lại đột nhiên gỡ bỏ phong tỏa? Ông Hồ Tích Tiến tiếp tục nói rằng là do tình hình phát triển quá nhanh, và đất nước cuối cùng đã chọn đối mặt với thực tế không thể che giấu. “Từ giữa đến cuối tháng 11, nhiều nơi đã nỗ lực rất nhiều, nhưng sự lây lan của dịch bệnh cho thấy xu hướng không thể ngăn chặn.

Bắc Kinh là thành phố có năng lực tổ chức phòng chống dịch bệnh cơ sở mạnh nhất, các tỉnh khác còn hỗ trợ kiểm tra từ xa số người vào Bắc Kinh, nhưng các ca bệnh vẫn không ngừng gia tăng sau tháng 11. Số lượng người lây nhiễm trong xã hội đang dần vượt khỏi tầm kiểm soát.


Nói tóm lại , đã vượt khỏi tầm kiểm soát.” Một lần nữa, để ngăn chặn dịch bệnh, thành phố Bắc Kinh đã hoàn toàn đóng cửa, và thời gian đóng cửa tính bằng tháng, “mới có một tia hy vọng thành công, những biện pháp cứng rắn như vậy là không thể chấp nhận được đối với người dân.”


Ông Hồ Tích Tiến cũng nói rằng với sự gia tăng nhanh chóng của các khu vực bị phong tỏa vào cuối tháng 11, “dư luận đã có những thay đổi lớn.” Phản đối việc phong tỏa , yêu cầu bỏ chặn đã trở thành những lời kêu gọi chính.


“Quan trọng hơn, khả năng lây lan của virus chứng tỏ rằng việc ngăn chặn là vô nghĩa.” Ngay cả khi virus đã được loại bỏ, một người nhiễm COVID từ bên ngoài vào cũng sẽ khiến dịch bùng phát trở lại.


Trước tình trạng thuốc men thiếu hụt, số ca nhiễm COVID và số ca tử vong tăng đột biến, ông Hồ Tích Tiến vẫn không quên “duy trì ổn định”. Ông nói: “Một số người đã chỉ trích việc Trung Quốc vội vàng bỏ chặn, bằng cách cung cấp thuốc cho những người dân như cách làm của xã hội phương Tây – nơi đã mở cửa đất nước từ lâu …”


“Nhưng xin hãy lưu ý, chúng ta mới mở cửa 12 ngày, đảm bảo với người dân rằng tất cả mọi người đều có thuốc dùng, kể cả nhiều thứ hơn. Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc nhất định sẽ sớm làm được tốt, đất nước này sẽ không ‘nằm im’. Tất cả những gì chúng ta cần chỉ là một chút thời gian để chuyển đổi.”

Người Trung Quốc vơ vét thuốc hạ sốt nhập khẩu, giá cao gấp 9 lần vẫn cháy hàng


Đối với những xác chết nằm la liệt trên sàn nhà ở nhiều nơi đang lan truyền trên Internet, ông Hồ Tích Tiến nói: “Trung Quốc đã mở cửa, nhưng tôi không bao giờ tin rằng một thảm họa nhân đạo như vậy sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Bởi vì những thiếu sót sẽ được bù đắp nhanh chóng, các chính phủ trên khắp thế giới cũng sẽ hành động. Tôi kêu gọi mọi người đừng để bị đe dọa bởi các trường hợp trên Internet.”

Bài bình luận trên của ông Hồ Tích Tiến bị nghi ngờ vô tình “làm lộ bí mật”, sau đó chúng “biến mất” trên Weibo. (Ảnh: Weibo/ Hồ Tích Tiến)


Bài bình luận trên của ông Hồ Tích Tiến bị nghi ngờ vô tình “làm lộ bí mật “, sau đó nó “biến mất” trên Weibo.


Tuy nhiên, ông Tằng Quang, cựu Khoa học gia trưởng về dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, cũng xác nhận tuyên bố của ông Hồ Tích Tiến trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của “Thời báo Hoàn Cầu”.


Ông Tằng Quang cho rằng tốc độ gia tăng của dịch bệnh rất nhanh, thậm chí nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia y tế cộng đồng. “Vì các biện pháp (mở cửa) cụ thể lần đầu tiên được Bắc Kinh đề xuất.” Quan điểm của Bắc Kinh rất rõ ràng: “Theo các đặc điểm mới nhất của Omicron, nên coi nó như một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thông thường.”


Theo ông Vương Quảng Phát, Giám đốc Khoa Hô hấp và Chăm sóc Tích cực tại Bệnh viện Số 1 Đại học Bắc Kinh, đỉnh điểm lây nhiễm ở Bắc Kinh “không phải mức cao thông thường, mà là một cơn sóng thần của dịch bệnh”, cao điểm của các ca bệnh nặng sẽ xuất hiện trong 1, 2 tuần tới.

Đồng thời ông cũng lưu ý rằng sau khi phương Bắc hết ấm (khoảng giữa và cuối tháng 3), có thể sẽ xuất hiện một đỉnh nhỏ. Ông cũng chỉ ra rằng mặc dù làn sóng lây nhiễm lan rộng ở Trung Quốc sẽ tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng, nhưng khả năng tái nhiễm lâu dài vẫn tồn tại.


Theo Đài Á châu Tự Do (RFA) , hệ thống y tế và tang lễ của Bắc Kinh hiện đang trong tình trạng sup sụp. Chính quyền đổ trách nhiệm cho “Phong trào Giấy trắng” đã gây ra thảm cảnh này.

Hệ thống y tế Bắc Kinh ‘vỡ trận’, chính quyền đổ nguyên nhân do chống ‘Zero COVID’


Về vấn đề này, có quan chức cấp cao trong hệ thống chính trị và pháp luật ở Bắc Kinh cũng tiết lộ: “Việc che giấu dịch bệnh quy mô lớn đã trực tiếp dẫn đến cái chết của rất nhiều quan chức cấp cao đã nghỉ hưu, gồm nhiều người già chết trong bệnh viện là người có cấp bậc rất cao….”


Ngày 17/12, trong một video trên Douyin, người phụ nữ họ Đỗ sống ở Bắc Kinh mô tả rằng vài ngày qua, gia đình cô lần lượt bị nhiễm COVID: “Gia đình chúng tôi đến 3 bệnh viện trong một ngày.” Cuối video, cô Đỗ suy sụp: “Tôi muốn cứu cha mình, nhưng không có cơ hội…”


“Thực sự không thể có được một giường bệnh”, “Tôi đã ở trong phòng cấp cứu, nhìn thấy những cụ già đó, nói thẳng ra là họ đang chờ chết, đến chết cũng chưa chắc đã đến lượt nhập viện.”


Bình Minh (t/h)

Chuyên gia Mỹ: 840 triệu người Trung Quốc sẽ nhiễm COVID-19 trong 3 tháng tới

Nhà dịch tễ học nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa dự đoán rằng trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung Quốc, tức là 840 triệu người sẽ nhiễm COVID-19.

Chia sẻ Facebook