Ông Gordon Chang: Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đang đánh vào gốc rễ vấn đề
Những người biểu tình ở Thượng Hải đã mạnh dạn hô vang “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hạ đài, Tập Cận Bình hạ đài”, gây chấn động thế giới. Ông Gordon G. Chang, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho rằng người dân Trung Quốc đang tấn công trực diện vào gốc rễ của vấn đề, đó là “sự cai trị của ĐCSTQ đang hủy hoại Trung Quốc”.
Các cuộc biểu tình chống phong tỏa và chống độc tài vẫn tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc. Hôm Chủ nhật (27/11), sinh viên tại Đại học Thanh Hoa, trường cũ của ông Tập Cận Bình, đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi “dân chủ, pháp quyền và tự do ngôn luận”.
Hơn 50 trường tại Trung Quốc biểu tình chống ‘Zero COVID’ và kêu gọi dân chủ
Ông Trương Dương (Yang Zhang), trợ lý giáo sư tại Trường International Service (Dịch vụ Quốc tế) thuộc Đại học Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu tinh hoa chính trị và kinh tế chính trị, đã tweet một video về các cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Thanh Hoa.
Ông viết cuộc biểu tình ở khuôn viên Thanh Hoa này rất hiếm sau sự kiện tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 .
Protest on Tsinghua campus. This is very rare after 1989. pic.twitter.com/4Yzt0YgG7m
— Yang Zhang (@ProfYangZhang) November 27, 2022
Trong dòng tweet của mình, ông Gordon G. Chang cũng đính kèm một video vào tối thứ Bảy (26/11), về cuộc biểu tình của người dân Thượng Hải vào đêm hôm đó, được Eva Rammeloo, phóng viên Trung Quốc của nhật báo Hà Lan Trouw , đăng trên Twitter.
Trong video, có thể nghe rõ đám đông hô vang “ĐCSTQ hạ đài, Tập Cận Bình hạ đài”.
Người dân Thượng Hải biểu tình, bị cảnh sát trấn áp bằng bạo lực
Bình luận của ông Gordon G. Chang rất được hưởng ứng. Tài khoản Twitter “Freeman911” đã trả lời: “Vâng! Lần này, chúng tôi đấu tranh cho tự do!”
Tài khoản Twitter “Aaron Bolton” cho biết: “ĐCSTQ không thể và sẽ không tiếp tục duy trì tình trạng nhà nước kiểm soát mọi thứ như thế này. Không giống như Cuba, (Trung Quốc) có quá nhiều người và họ đã chán ngấy.”
Ông Gordon G. Chang nói rằng nếu ông Tập Cận Bình quyết định bắn người biểu tình quá sớm, ông ta sẽ chỉ khiến người dân Trung Quốc càng thêm tức giận. Khác với năm 1989, nền kinh tế hiện nay đang ở trong “vòng xoáy tử thần” và “ông ấy không mua chuộc được bất kỳ ai”.
Ông cũng nói: “Quyết định không nới lỏng zero-COVID sẽ không được chấp nhận ở toàn bộ Trung Quốc. Thời đại mà ĐCSTQ có thể đe dọa người dân Trung Quốc đã qua. Dự tính sẽ có nhiều người hơn nữa chống lại sự cai trị của ĐCSTQ.”
Biểu tình lan rộng tại Trung Quốc: Chưa từng thấy kể từ Thiên An Môn 1989
Sự phẫn nộ của người đã lên đến đỉnh điểm
“Chính sách zero-COVID” cực đoan của ĐCSTQ đã mang đến những bi kịch liên miên. Ngày 7/3/2020, khách sạn Hân Giai ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, nơi được sử dụng để cách ly những người tiếp xúc gần, sụp đổ, khiến 29 người tử vong.
chiếc xe buýt chở nhân viên cách ly COVID-19 ở Quý Châu bị lật khiến 47 người tử vong
Giữa tháng này, thông tin một em bé 4 tháng tuổi ở Trịnh Châu tử vong do đến mắc bệnh , nhưng không được chữa trị vì lệnh phong tỏa, một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại của dư luận về sự phẫn nộ trước chính sách phòng chống dịch cực đoan của ĐCSTQ.
Ngày 24/11, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một khu chung cư cao tầng ở Urumqi , Tân Cương, khiến 10 người thiệt mạng và 9 người bị thương (dư luận cho biết con số thực tế có thể lên đến 44 người).
Người dân địa phương cho rằng chính sách zero-COVID, và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của ĐCSTQ đã cản trở việc giải cứu đám cháy, và không cho những người mắc kẹt thoát ra ngoài kịp thời.
Sự thật đằng sau vụ cháy ở Tân Cương kích hoạt làn sóng biểu tình trên toàn Trung Quốc
Vụ hỏa hoạn chết người này đã gây phẫn nộ cho người dân Trung Quốc đang phải vật lộn với lệnh phong tỏa. Các cuộc biểu tình như hoa nở rộ khắp nơi.
Trong suốt cuối tuần, các cuộc biểu tình của người dân đã nổ ra khắp trên đường phố, sinh viên đại học biểu tình cũng tại Bắc Kinh , Thượng Hải , Nam Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán . Họ chống lại sự phong tỏa, đòi tự do, không xét nghiệm axit nucleic, và thậm chí chỉ thẳng mũi nhọn vào những người cầm quyền của ĐCSTQ.
Theo Wall Street Journal , ông Hoàng Diên Trung (Yanzhong Huang), nghiên viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ, cho biết: “Rất nhiều người đang đạt đến điểm bùng phát.”
Ông Hoàng Diên Trung và một số nhà phân tích khác đã so sánh làn sóng phản đối liên quan đến zero-COVID với tình cảm của công chúng vào thời điểm xảy ra các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 .
“Nếu chính phủ không xử lý đúng cách, tình hình rất bất ổn này có thể nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn,” ông nói.
Các cuộc biểu tình của sinh viên đại học Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Ngoài các cuộc biểu tình của sinh viên tại Đại học Thanh Hoa, theo China Digital Times, sinh viên từ Học viện Truyền thông Nam Kinh, Học viện Mỹ thuật Tây An, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tây An và Đại học Phúc Đán cũng phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau.
Hơn 50 trường tại Trung Quốc biểu tình chống ‘Zero COVID’ và kêu gọi dân chủ
Một số video cho thấy tại Học viện Truyền thông Nam Kinh, các sinh viên thắp sáng địa điểm bằng đèn điện thoại di động, hát quốc ca và hô vang: “Nhân dân muôn năm, người đã khuất yên nghỉ” , một số sinh viên đã phát biểu.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, trong khuôn viên Đại học Bắc Kinh, theo lời kể của một sinh viên chưa tốt nghiệp tham gia sự kiện này, sinh viên đã viết khẩu hiệu phản đối phong tỏa bằng sơn đỏ, sau đó khoảng 200 sinh viện tụ tập cùng cất cao giọng hát.
Sinh viên này cho biết nhà trường đã cố gắng giải tán đám đông, nhưng các sinh viên đã cười nhạo họ, nói rằng điều duy nhất họ giỏi là kiểm duyệt ngôn luận.
“Tôi rất vui khi thấy các sinh viên táo bạo như thế này,” sinh viên này nói.
Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với những người bất đồng chính kiến đã gia tăng trong thập kỷ qua. Các cuộc biểu tình về cùng một vấn đề ở nhiều thành phố của Trung Quốc rất hiếm hoi.
Các cuộc biểu tình làm nổi bật gánh nặng ngày càng tăng của việc xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa đối với xã hội Trung Quốc, zero-COVID ngày càng trở nên không bền vững.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khi các doanh nghiệp thường xuyên bị phong tỏa và đóng cửa, cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp của thanh niên.
Làn sóng thoát Trung của các doanh nghiệp phương Tây ngày càng thể hiện rõ qua các cuộc khảo sát gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là vì chính sách Zero-COVID của chính quyền Bắc Kinh đang gây đứt gãy chuỗi cung ứng và gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong thông cáo báo chí, Bettina Schoen-Behanzin, Phó chủ tịch Phòng Thương mại EU cho biết: “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp châu Âu đang tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc và đánh giá lại vị trí của họ trên thị trường khi họ chờ xem sự bất ổn này sẽ tiếp tục trong bao lâu, và nhiều người đang hướng tới các điểm đến khác cho các dự án trong tương lai.”
Ngoài ra, có nhiều thông tin cho rằng nhiều người đã chết vì các bệnh khác do phong tỏa mà không được điều trị.
Phóng viên Stephen McDonell của BBC trú tại Bắc Kinh cũng đã tweet vào ngày 30/10 rằng “biện pháp ‘Zero COVID’ của Trung Quốc đang gây áp lực quá lớn cho nền kinh tế, sinh kế và ổn định xã hội Trung Quốc.”
Bình Minh (t/h)
Sự thật đằng sau vụ cháy ở Tân Cương kích hoạt làn sóng biểu tình trên toàn Trung Quốc Do chính quyền Tân Cương phòng chống dịch bệnh cực đoan, gây cản trở việc cứu hỏa, khiến ít nhất 10 người chết trong hỏa hoạn.