Ông Gingrich: Các lãnh đạo ĐCSTQ sẵn sàng giết người để duy trì quyền lực

Chia sẻ Facebook
09/12/2022 23:36:20

Ông Newt Gingrich nói rằng những nhà chính trị độc tài kiểu Giang Trạch Dân sẵn sàng gây thảm sát hàng loạt để duy trì quyền lực.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich khi nhìn lại cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã nói rằng những nhà chính trị kiểu đó sẵn sàng gây thảm sát hàng loạt để duy trì quyền lực.

Ông Newt Gingrich, (Ảnh: Christopher Halloran/ShutterStock)


Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times gần đây, ông Gingrich cho biết kể từ khi thành lập ĐCSTQ vào những năm 1920, “mọi nhà lãnh đạo của họ đều độc tài toàn trị”. Ông cho rằng Giang và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ khác phải bị quy trách nhiệm về những chính sách đàn áp bạo lực đối với người dân.


“Không ai trong số họ là người ôn hòa, không ai trong số họ có vẻ là người tử tế, dễ chịu, họ sẵn sàng giết người – điều cần thiết để duy trì quyền lực” , ông nhấn mạnh.


Những người đấu tranh nhân quyền đã mô tả Giang là kẻ chủ mưu của một trong những phong trào chống tín ngưỡng lớn nhất trong lịch sử hiện đại: phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công – một nhóm người tập luyện thiền định và hướng theo tiêu chí sống tuân thủ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)


Cho rằng sự phổ biến ngày càng tăng của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với quyền lực của ĐCSTQ, năm 1999 Giang Trạch Dân đã ra lệnh hàng loạt hành động tàn bạo đàn áp những người theo Pháp Luân Công: bao gồm tra tấn, lao động khổ sai, bỏ tù và thu hoạch nội tạng sống.


Với tư cách là người phát ngôn của Hạ viện Mỹ, ông Gingrich cho rằng Giang Trạch Dân là “người bảo vệ xuất sắc của nhà cầm quyền toàn trị ĐCSTQ” (năm 1997, ông Gingrich đã tiếp Giang Trạch Dân tại Washington).


Ông chỉ ra bản chất thực sự của ĐCSTQ sẽ bị phơi bày khi đối mặt với những thách thức quyền lực. “Rõ ràng là kẻ độc tài đã lo ngại Pháp Luân Công có thể là nguy cơ vì đại diện cho một trung tâm hợp pháp khác”. Ông Gingrich nói, “Từ quan điểm của ĐCSTQ, niềm tin vào bất cứ điều gì khác ngoài chế độ của nó là mối đe dọa đối với sự tồn tại của chế độ”.


Ông cũng lưu ý rằng vì lý do đó mà các nhóm tín ngưỡng khác như Cơ đốc giáo và Phật giáo Tây Tạng cũng bị bức hại, thế nhưng “mức độ của cuộc bức hại Pháp Luân Công thật đáng kinh ngạc, cho mọi người biết mức đó toàn trị của ĐCSTQ như thế nào”.

Bất bình ngày càng tăng


Thời điểm ông Giang Trạch Dân qua đời rất nhạy cảm vì ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự bất mãn lan rộng trong công chúng Trung Quốc – những người đã chịu đủ các chính sách phòng chống COVID-19 hà khắc của ĐCSTQ.


Trong quá khứ, ĐCSTQ từng xảy ra biến cố về cái chết của một nhà lãnh đạo trở thành mồi lửa cho xu thế người dân bất mãn với hiện trạng. Năm 1989, sự thương tiếc đối với nhà lãnh đạo cải cách Hồ Diệu Bang sau khi ông qua đời đã biến thành một phong trào quần chúng kêu gọi cải cách và dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. ĐCSTQ đã điều động xe tăng và quân đội đến trấn áp dữ dội những người biểu tình gây vụ thảm sát đẫm máu chấn động thế giới, cuối cùng vụ việc này đã trở thành bàn đạp chính trị của Giang Trạch Dân.

Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989


Các cuộc biểu tình chống phong tỏa gần đây ở Trung Quốc đã gợi lên nhiều tiếng vang của lịch sử đó tưởng như đang dần mờ nhạt đi. Các khẩu hiệu như “ĐCSTQ trả lại quyền cho dân” và “Tập Cận Bình trả quyền về cho dân”… đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình gần đây. Gingrich nói “Đây là sự thay đổi lớn”.

Người Hoa đến Quảng trường Brisbane (Úc) tập trung để thể hiện sự ủng hộ phong trào biểu tình chống Zero COVID tại Hoa Lục. (Ảnh chụp màn hình video)


Ông Gingrich cho biết trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc suy thoái đi cùng các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 hà khắc, thì yêu sách của những người biểu tình không có gì đáng ngạc nhiên. Ông nói rằng thỏa thuận bất thành văn giữa người dân Trung Quốc và ĐCSTQ là “chỉ cần bảo đảm kinh tế tốt, chúng tôi sẽ khoan dung cho chế độ độc tài”.


Nhưng vấn đề là nền kinh tế Trung Quốc bây giờ đang trở nên tồi tệ.


ông Gingrich thận trọng về việc những người biểu tình Trung Quốc có thể duy trì động lực đến đâu, bởi vì ĐCSTQ có hệ thống giám sát lớn nhất thế giới, theo đó bất cứ lúc nào cũng có thể loại bỏ nguy cơ.


Ở cả Liên Xô cũ và Trung Quốc đã ghi nhận những vụ giết người hàng loạt do các nhà lãnh đạo cộng sản gây ra. Hàng năm vào thứ Bảy cuối cùng của tháng 11 là “Ngày nạn đói lớn” ở Ukraine: Nhà độc tài Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã gây ra Nạn đói lớn vào những năm 1930 khiến hàng triệu người Ukraine chết vì đói.


Tương tự tại Trung Quốc, nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ là Mao Trạch Đông cũng đã phát động phong trào “Đại nhảy vọt” để công nghiệp hóa đất nước dẫn đến nạn đói kéo dài ba năm từ 1959 – 1962 mà một số nhà sử học ước tính đã giết chết 30 triệu người.


Ông Gingrich nói: “Những chế độ độc tài này có khả năng cai trị mạnh mẽ thông qua các thủ đoạn khủng bố tàn bạo”.

Chính quyền bại hoại


Ngay cả khi những cuộc biểu tình này không dẫn đến thay đổi chính trị thì cũng cho thấy chính thể có vấn đề.


Ngày 28/11, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã tỏ ra do dự khi được truyền thông nước ngoài hỏi khi nào chính sách ‘Zero COVID’ sẽ chấm dứt để xoa dịu những người biểu tình.


Khi đó Triệu Lập Kiên đọc tài liệu trong khoảng một phút rồi trả lời: “Tình huống liên quan mà bạn đề cập không khớp với sự thật” . Câu trả lời của ông Triệu không xuất hiện trong bản tin được công bố sau đó.


Theo quan điểm của ông Gingrich, điều này cho thấy nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã “thấy sốc” trước quy mô của các cuộc biểu tình tự phát vốn bùng lên từ một vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà chung cư ở Urumqi – Tân Cương, qua đó nhiều người tin rằng một mức độ nhất định thảm họa vì chính sách phong tỏa ‘Zero COVID’ khiến nạn nhân không thể chạy ra khỏi nhà.


Ông Gingrich nói về các cuộc biểu tình: “Cho dù ĐCSTQ đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát thông tin nhưng vẫn không thể ngăn chặn”.

Ngày 8/8, người dân tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam xếp hàng dưới mưa chờ làm xét nghiệm axitnucleic. (Ảnh cắt từ video)


Xu thế bất mãn lan rộng vì ‘Zero COVID’ kết hợp với nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc đã trở thành thách thức ghê gớm đối với nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình – người đã đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 10.


Các quan chức ĐCSTQ đã bắt đầu giảm nhẹ thông điệp của họ về COVID-19. Đầu tuần trước, Phó thủ tướng ĐCSTQ Tôn Xuân Lan cho biết: “Sự suy yếu của virus biến thể Omicron và việc phổ biến tiêm chủng giúp công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc đang đứng trước những tình huống mới và nhiệm vụ mới”.

Trung Quốc: Hơn 50 thành phố giảm xét nghiệm, nới lỏng kiểm soát dịch


Sau các cuộc biểu tình, một số thành phố Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch bệnh.


“Những người biểu tình đều đối mặt với nguy cơ bị chính quyền độc tài bắt giữ và nguy cơ biến mất là rất lớn, điều này nói lên tinh thần dũng cảm của họ” , ông Gingrich nói.


Ông cũng bày tỏ thất vọng về việc Chính phủ Mỹ đã không tích cực hỗ trợ những người biểu tình Trung Quốc cũng như không lên án việc ĐCSTQ đàn áp những người biểu tình.


Cho dù đó là vấn đề cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ hay các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt đối với COVID-19, ông Gingrich tin rằng Washington có thể đóng một vai trò tích cực hơn, chí ít trước tiên có thể dùng cách như từng dùng trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả việc trừng phạt các quan chức.


Ông Gingrich nhấn mạnh: “Nếu vì nhân quyền, vì tính hợp pháp của người dân trong việc tự quản, vì quyền tự do ngôn luận, như vậy sẽ có rất nhiều việc phải làm để truy cứu trách nhiệm đối với chế độ độc tài cũng như đối với những lãnh đạo ĐCSTQ”.


Theo Eva Fu, Epoch Times

Di sản tiêu cực của Giang Trạch Dân Giang Trạch Dân là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, thực sự nắm quyền ở Trung Quốc hơn 20 năm và để lại một di sản tiêu cực to lớn.

Chia sẻ Facebook