Ông Giang Trạch Dân 3 lần đề nghị “đặc xá”, đều bị ông Tập bác bỏ
Không chỉ can thiệp vào chính trường dưới thời ông Tập, mà ông Giang Trạch Dân còn 3 lần đề xuất “đặc xá”, nhưng đều bị ông Tập từ chối.
Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, ông Giang Trạch Dân, với tư cách là một trong những đại diện cho “ cựu lãnh đạo thiệp chính sự” của ĐCSTQ, không chỉ can thiệp vào chính trường dưới thời ông Tập Cận Bình cầm quyền mà còn 3 lần đề nghị “đặc xá”, nhưng cuối cùng đều bị ông Tập từ chối.
Vào ngày 30/11, cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo đưa tin, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Quốc vụ viện, Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Quân ủy Trung ương đã ban hành một thông báo, tuyên bố rằng việc điều trị của ông Giang Trạch Dân là không hiệu quả do bệnh bạch cầu và suy đa tạng và ông qua đời tại Thượng Hải lúc 12:13 phút, ngày 30/11.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân can thiệp chính trường, ít nhất từng 180 lần “phê duyệt kiến nghị” với ông Tập Cận Bình
Theo Đài BBC đưa tin, phương thức làm việc không minh bạch của các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, đã làm xuất hiện mô hình “cựu lãnh đạo can thiệp vào chính sự” với cái gọi “dìu lên ngựa và đưa một đoạn đường”. Ông Đặng Tiểu Bình cũng làm như vậy với ông Giang Trạch Dân, và ông Giang Trạch Dân cũng làm như vậy với ông Hồ Cẩm Đào. Vì vậy, ông Giang Trạch Dân là một trong những đại diện của “cựu lãnh đạo can thiệp vào chính sự” trong ĐCSTQ.
Ông Giang đã tăng số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ Cẩm Đào lên 9 người, qua đó khiến ông Hồ Cẩm Đào không có thực quyền. Hai năm sau khi thôi giữ chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, ông Giang đã trao lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho ông Hồ Cẩm Đào. Nhưng sau khi nghỉ hưu, ông ta vẫn giữ cái gọi là “Văn phòng Giang Trạch Dân” ở Trung Nam Hải, rất rõ ràng là ông “không chịu rời đi” , dẫn đến việc ông Hồ Cẩm Đào bị “cựu lãnh đạo tham gia vào chính sự” trong suốt 10 năm.
Nhưng khi ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, do cha của ông là ông Tập Trọng Huân, một nguyên lão chính trị của ĐCSTQ, nên “thế hệ đỏ thứ hai” hoàn toàn khác với xuất thân của ông Hồ Cẩm Đào. Cùng với tính cách và phong cách cầm quyền, ông Tập Cận Bình không chấp nhận để “cựu lãnh đạo can thiệp chính sự”.
Tạp chí Tranh Minh tại Hồng Kông (đã đình bản từ tháng 10/2017) số ra tháng 5/2016 tiết lộ rằng gần 2 năm sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ (hội nghị trung ương 3) khóa 18, ông Giang Trạch Dân đã có ít nhất 180 lần “phê duyệt”, “kiến nghị”, “ý kiến” đối với các tài liệu của tầng lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, Văn phòng Trung ương và Văn phòng Quốc vụ viện. Các tài liệu này liên quan đến các lĩnh vực như chính sách xây dựng đảng, chống tham nhũng của ĐCSTQ và việc xử lý các quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội.
Ông Giang Trạch Dân, cùng với các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, Lý Lam Thanh, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Ngô Quan Chính, v.v., đề xuất rằng chiến dịch “chống tham nhũng” của ông Tập Cận Bình nên có phạm vi và thời gian hạn định, yêu cầu ông hợp tác để đưa ra chính sách “đặc xá”.
Vào ngày 5/2/2016, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã cùng đưa ra ý kiến về công tác cán bộ hưu trí trong đảng, đồng thời ra thông báo yêu cầu tất cả các cơ quan ban ngành quán triệt thực hiện. Vào tháng 8/2015, tờ Nhân dân Nhật báo , cơ quan truyền thông của ĐCSTQ, đã đăng một bài bình luận liên quan đến “người đi trà nguội” , thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội.
Vào ngày 5/2/2016, BBC dẫn lời nhà bình luận nói rằng bài viết có ý nói quan chức hàng đầu đương nhiệm của ĐCSTQ (ông Tập Cận Bình) chỉ trích một số quan chức đã nghỉ hưu vẫn không muốn buông quyền lực và tiếp tục can thiệp vào “công việc chính sự”.
Ông Tập Cận Bình 3 lần bác bỏ đề nghị “đặc xá” của ông Giang Trạch Dân
Theo tạp chí Động hướng tại Hồng Kông (đã đình bản từ tháng 10/2017), tiết lộ vào cuối tháng 4/2015, Ban thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ đã thảo luận về “kiến nghị đặc xá cho các quan chức phạm tội liên quan đến tham nhũng, hối lộ, biển thủ và các tội danh khác” , nhưng cuối cùng kiến nghị này đã bị phủ quyết. Đây là lần thứ 3 kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ, Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ bác bỏ đề xuất “đặc xá”.
Trong số đó, các nguyên lão của ĐCSTQ là ông Vạn Lý (Wan Li), ông Kiều Thạch (Qiao Shi) và ông Tống Bình (Song Ping) đã bày tỏ rõ ràng sự phản đối đối với đề xuất “đặc xá”. Những người khác như ông Hồ Cẩm Đào, ông Chu Dung Cơ, ông Lý Thụy Hoàn, biểu thị phối hợp quyết định của Trung ương ĐCSTQ do ông Tập Cận Bình đứng đầu. Trong khi ông Giang Trạch Dân, ông Giả Khánh Lâm, ông Lý Lam Thanh, Lý Trường Xuân và những người khác lại ủng hộ việc “đặc xá”.
Trong số hơn 80 phó quan chức cấp cao cấp nhà nước của ĐCSTQ đã nghỉ hưu, khoảng 50 người phản đối “đặc xá”, trong đó có ông Trương Chấn (Zhang Zhen), cựu Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ; ông Triệu Nam Khởi (Zhao Nanqi), cựu Cục trưởng Cục Hậu cần; ông Ngô Nghĩa (Wu Yi), cựu Phó Thủ tướng; ông Lý Kim Hoa, cựu Giám đốc Văn phòng Kiểm toán. Tám đảng phái dân chủ Đại Lục cũng tuyên bố không ủng hộ đề xuất “đặc xá”.
Vào tháng 3/2013, Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ lần đầu tiên xem xét “ đặc xá” , ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn phản đối; trong khi đó, ông Du Chính Thanh, Trương Đức Giang bỏ phiếu trắng; còn ông Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lệ đồng ý. Vào tháng 8/2014, khi đề xuất “ân xá” được xem xét lần thứ hai, ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn vẫn phản đối, ông Trương Đức Giang bỏ phiếu trắng.
Nguyên Đức, Vision Times
Tội ác tham nhũng và dâm loạn của Giang Trạch Dân chồng chất như núi Giang Trạch Dân vô đức, bất tài đã leo lên vị trí cao trong ĐCSTQ, cai trị đất nước bằng tham nhũng và dâm loạn.