Ông Đào Ngọc Dung bị đề nghị kỷ luật, 'lò' tiếp tục nóng

Chia sẻ Facebook
05/04/2024 05:03:29

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.

Nguồn hình ảnh, VGPChụp lại hình ảnh, Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam từ năm 2016 đến nay

3 tháng 4 2024

Trong các ngày 2 và 3/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 39 với sự chủ trì của Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các ông Đào Ngọc Dung, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng; bà Phạm Thị Hải Chuyền, cựu ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng; ông Huỳnh Văn Tí, cựu ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Các quan chức này bị cáo buộc liên quan đến "gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC thực hiện", theo thông cáo chính thức từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ngày 8/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã chỉ ra rằng ông Đào Ngọc Dung "vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật" do liên quan đến sai phạm của AIC.

Chưa có chi tiết cụ thể về sai phạm của ông Đào Ngọc Dung liên quan đến AIC là gì.

Ông Đào Ngọc Dung đi lên từ vai trò trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.

Ông nhậm chức Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội hồi tháng 4/2016.

Trước đó, ông Đào Ngọc Dung từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Năm 2006, ông Đào Ngọc Dung, khi đó là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã gây ồn ào sau khi bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi tuyển sinh sau đại học.

Khi đó, ông Đào Ngọc Dung bị lập biên bản vì khi dự thi môn hành chính công vào ngày 27/5/2006, kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh, ông đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”, có thể được hiểu là ông đã sử dụng tài liệu.

Báo cáo PAPI: Người Việt lo lắng về tham nhũng và thu nhập hộ gia đình 3 tháng 4 năm 2024 Bộ Ngoại giao Mỹ: án tù cho nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là bất công 2 tháng 4 năm 2024


Chính trường Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục 'nóng' lên với việc liên tiếp các cán bộ cấp bộ, cấp tỉnh bị xử lý kỷ luật, sau 'cơn địa chấn chính trị' khi ông Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm chức chủ tịch nước ngày 21/3 vừa qua.

Trước đó, hồi cuối tháng 1/2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, cựu Bộ trưởng Công thương, đã được cho thôi giữ chức vụ và nghỉ hưu sau khi bị Bộ Chính trị kỷ luật.

Cũng vào thời gian này, nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng bị Bộ Chính trị kỷ luật với các cấp độ khác nhau.

Với sự việc của ông Đào Ngọc Dung, có thể thấy các cán bộ xuất thanh từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang bị kỷ luật khá nhiều.

Trường hợp nổi bật nhất là ông Võ Văn Thưởng, cựu Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, người vừa bị miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước do “mắc khuyết điểm”.

Cũng trong thời gian này, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, một cựu ủy viên Trung ương Đoàn, đã bị khai trừ đảng, bị khởi tố và tạm giam về tội “nhận hối lộ”.

Những quan chức cấp cao nào đã bị ‘Trung ương xử lý’ trong tuần này? 22 tháng 3 năm 2024 Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam 21 tháng 3 năm 2024 Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức 26 tháng 3 năm 2024

Hàng loạt quan chức 'rớt đài' vì AIC

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, đã bị Bộ Công an Việt Nam truy nã từ tháng 5/2022


Hồi tháng 5/2022, Việt Nam ra quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn , sinh năm 1969, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Theo quyết định truy nã, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị khởi tố tội danh vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3, điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được cho là "cầm đầu" các vụ thông thầu.

Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Việt Nam là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở đâu.

Truyền thông Việt Nam vào tháng 5/2022 nói bà Nhàn đã bỏ trốn ngày 19/6/2021.

Từ đó đến nay, hàng loạt quan chức và cựu quan chức chính quyền đã bị kỷ luật, thậm chí bị truy tố hình sự liên quan tới AIC.

Mới nhất là vào tháng 1/2024, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chiến, đã bị bắt với cáo buộc "nhận hối lộ" liên quan đến công ty AIC.

Tính đến tháng 1/2024, đã có 4 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh bị cáo buộc có sai phạm liên quan đến công ty AIC.

Với việc ông Đào Ngọc Dung bị đề nghị kỷ luật và hàng loạt vụ bắt giữ, kỷ luật quan chức liên quan tới các khuyết điểm như "vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm", các cáo buộc "tham nhũng", "nhận hội lộ" trong các vụ việc khác, có thể thấy "lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục nóng.

Giới quan sát nhận định rằng chiến dịch "đốt lò" sẽ tiếp tục gay cấn ít nhất là từ đây cho tới trước Đại hội Đảng lần thứ 14 vào đầu năm 2026.

Chia sẻ Facebook