Ông bố tâm lý đi ăn cỗ không quên nhường phần ngon đem về cho vợ con

Chia sẻ Facebook
03/01/2023 20:27:37

Hình ảnh người chồng, người cha bất chấp những ánh mắt dòm ngó, vẫn gói ghém phần ăn ngon nhất, đem về cho vợ con khiến ai nấy đều xúc động. Bởi ở đó ẩn chứa tình yêu vô bờ bến.

Văn hóa dự tiệc, ăn cỗ ở mỗi vùng miền đều khác nhau, có những nơi việc gói đồ ăn mang về được xem như phong tục dù không còn phổ biến như xưa. Giờ đây xã hội phát triển, thói quen này cũng dần được gỡ bỏ nhưng cũng không phải là hoàn toàn biến mất.


Mới đây, tài khoản TikTok T.G đã chia sẻ lại đoạn clip ngắn ghi lại câu chuyện của chính bản thân mình kèm dòng trạng thái: “Đi cỗ nhưng không bao giờ quên lấy phần cho vợ”.

Chân dung người bố, người chồng tâm lý. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)

Trong đoạn clip là hình ảnh một người thanh niên trẻ đang trút thức ăn trên bàn vào túi ni lông. Bất chấp những ánh mắt dòm ngó, anh vẫn gói ghém phần ăn ngon nhất, đem về cho con, cho vợ.

Chàng thanh niên vui vẻ lấy phần về cho vợ con ở nhà. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)

Hành động thu hút sự chú ý của mọi người. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)

Nhìn hình ảnh vợ con vui vẻ, hạnh phúc khi được chồng nhường phần mang đồ ăn ngon về mà ấm lòng. Đối với đứa trẻ được ăn phần cỗ ấy, đôi khi đó không chỉ là “miếng ngon” mà còn cảm nhận được tình yêu thương cha mẹ dành cho mình.

Chàng trai khá hào hứng, nhanh chóng mang đồ về cho vợ con. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)

Vợ con tỏ vẻ khá hạnh phúc khi được chồng quan tâm. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)

Bởi vậy, ngay sau khi clip được đăng tải đã thu hút sự chú ý của dân mạng. Hầu hết mọi người đều để lại những bình luận bày tỏ sự xúc động trước tình cảm và sự chu đáo của người đàn ông trong đoạn clip.


"Lấy được chồng như vậy cũng mát lòng mát dạ .


Chồng mình từ khi yêu tới giờ vẫn vậy , không quên đem phần về cho vợ con .


Em là một người c hồng quá tuyệt vời luôn , hiếm có người c hồng như vậy . H ạnh phúc nhất khi có một người chồng tuyệt vời như vậy bên cạnh.


L ấy được người c hồng tâm lý thì cho dù có nghèo vẫn cam chịu" - bình luận từ người xem.

Dân tình dành nhiều lời khen ngợi cho ông bố tuyệt vời. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok T.G)



Clip: Ông bố tâm lý đi ăn cỗ không quên nhường phần ngon đem về cho vợ con. (Clip: TikTok T.G)

Hình ảnh trên tưởng chừng trào phúng, thậm chí có người lướt qua không hiểu rõ lại nghĩ rằng người đàn ông này có tính tủn mủn, giấu giếm thức ăn ngon để mang về nhằm mục đích riêng. Song, đằng sau khoảnh khắc này lại là những cảm xúc dạt dào ý nghĩa về tình cảm gia đình.

Trước đó, bức ảnh chụp những con tôm được gói gọn trong túi nilon, buộc sau thắt lưng quần của một người đàn ông đang ngồi bên mâm cỗ cũng khiến dân tình xôn xao bình luận.

Ông bố khiến nhiều người xúc động về tình cảm gia đình. (Ảnh: Vietnamnet)


Kèm theo hình ảnh là dòng chia sẻ: “Dành những điều tốt đẹp nhất cho con - hôm nay chủ nhà chu đáo, đưa cả túi cho khách lấy phần. Biết con thích ăn tôm mà”.

Ban đầu khi trông thấy cả một túi tôm lấy phần buộc sau thắt lưng quần của người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, ai cũng cười ngặt nghẽo vì hài hước. Chưa ăn cỗ xong xuôi đã vội gói mang về.

Thế nhưng, nhiều người lại suy đoán là người đàn ông gói những con tôm ngon để dành mang về cho con ở nhà. Đây là phần tôm của bố, đáng lẽ được ăn tại mâm cỗ nhưng vì nghĩ đến con thích món này nên đã có hành động “lấy phần” về như vậy.

Nhiều người đoán già đoán non rằng, đây chắc chắn là ông bố gói phần tôm mang về cho con đang ở nhà. (Ảnh: Vietnamnet)

Sự thực thì việc đi ăn cỗ rồi lấy phần mang về không phải chuyện hiếm. Tục ăn cỗ lấy phần không xấu mà còn là nét đẹp văn hóa. Còn bạn có suy nghĩ gì về hành động của người chồng, người bố trên, hãy chia sẻ ngay nhé!


Cùng để lại suy nghĩ dưới phần bình luận với YAN nhé!

“Ăn cỗ lấy phần” là nét đẹp của người Việt, có miếng ngon thì cùng sẻ chia. Phong tục này thường gắn bó với các vùng quê, được người địa phương vui vẻ chấp nhận. Ngày nay, việc ăn uống với nhiều gia đình đã không còn là vấn đề, nhưng phong tục “ăn cỗ lấy phần” vẫn được duy trì ở nhiều vùng nông thôn. Nó vừa là thói quen, vừa là lời nhắc nhở nhau về đức tính tiết kiệm và sẻ chia, cũng là lời răn dạy về đức hy sinh cho con, cho cháu.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook