Ở phố khó mua nhà, nhưng về quê tài chính chưa chắc đã dễ thở

Chia sẻ Facebook
25/09/2022 09:08:33

Đứng trước những quyết định lớn như bỏ phố về quê, người trẻ cần đặc biệt cân nhắc câu chuyện tiền bạc.

"Bỏ phố về quê" trở thành cụm từ xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Nhiều bài đăng trên MXH với những bình luận ủng hộ và có đôi chút ghen tị với những người có thể làm được điều này.

Nhưng liệu câu chuyện bỏ phố về quê có hoàn hảo và đẹp đẽ như mọi người thường vẫn nghĩ? Có những khía cạnh tài chính nào bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định này?

Có phải bạn trẻ nào cũng muốn bỏ phố về quê?

"Nếu ở Hà Nội thì việc mua nhà, mua xe ô tô là 2 mục tiêu cơ bản. Mình thường xuyên nghe các anh chị đồng nghiệp trên công ty chia sẻ rằng giá BĐS nhà ở tại Hà Nội ngày càng tăng, do đó vợ chồng mình dự định sẽ tích lũy một khoản vốn kha khá rồi về xây nhà hoặc mua nhà".

Ngoài ra khi có con thì thủ tục học ở Hà Nội cũng phức tạp hơn, sự bon chen đặc trưng ở thành phố lớn là 2 lý do còn lại khiến cô muốn về quên.

Mặt khác, Nguyễn Hà Minh Anh (22 tuổi) lại không cho là như vậy. Cô bạn vẫn chọn "ở phố" vì bản thân mình sinh ra và lớn lên ở thành thị nên đã quen với nhịp sống ở đây. Sống ở thành phố sẽ có mức chi tiêu cao hơn so với ở quê nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều có hội hơn về việc làm, có mức thu nhập tốt và "mua" được những trải nghiệm cao cấp hơn.

Nguyễn Hà Minh Anh


Cũng giống như Nguyễn Hà Minh Anh, Đinh Minh Anh (22 tuổi) cảm thấy bản thân chưa gặp quá nhiều áp lực về mặt tài chính nên vẫn mong muốn "ở phố". "Nếu có áp lực tiền bạc, mình cũng sẽ chuẩn bị những chiến lược phù hợp với từng mức thu nhập khác nhau để cân đối cuộc sống".

Bỏ phố về quê, tài chính chưa hẳn đã dễ thở hơn ở thành phố

"Chi phí sinh hoạt ở quê chắc chắn rẻ hơn ở thành phố. Tuy nhiên chúng ta cũng cần so sánhthu nhập ở quê và ở thành phố để có cái nhìn khách quan hơn".

Mai Thảo cho rằng nếu muốn bỏ phố về quê thì trước tiên cần chăm chỉ làm việc, "cày cuốc" để có mức thu nhập tốt, tích lũy được một khoản vốn kha khá. Và tiếp theo là cần tính toán về thu nhập khi ở quê, làm sao có thể duy trì cuộc sống tốt và tích lũy cho con cái sau này.

Bên cạnh đó, Đinh Minh Anh cho rằng đi tìm một nơi có cuộc sống tưởng chừng yên bình đôi khi cũng không giúp chúng ta đỡ áp lực hơn so với lúc ở thành phố. Về tài chính thì không chỉ có việc tiêu tiền mà còn có cả khía cạnh nữa là kiếm tiền. Nếu để cân bằng những lợi ích tài chính và so sánh giữa cuộc sống ở thành phố và ở quê, cậu bạn tin sau cùng cuộc sống tại thành phố sẽ dễ thở hơn. Việc ở gần những người thân, bạn bè, và các mối quan hệ xã hội trên thành phố giúp ích mình rất nhiều về tài chính, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp.

Đinh Minh Anh

"Hơn thế nữa, mình nghĩ rằng chúng ta cần cân nhắc đến việc bản thân sẽ làm gì để kiếm sống, có những ngành nghề rất dễ dàng để kiếm việc ở những thành phố lớn nhưng lại không phát triển ở những vùng thôn quê".

Cần chuẩn bị gì về mặt tài chính nếu muốn bỏ phố về quê?

Hiện nay khi nhắc đến việc "trốn" về 1 nơi bình yên hơn nhiều bạn trẻ ngay lập tức nghĩ đến Đà Lạt, Mù Cang Chải hay Hà Giang. Theo Đinh Minh Anh, để cân nhắc việc sống ổn định tài những nơi này, người trẻ cần chuẩn bị ít nhất 100 triệu đồng và thu nhập hàng tháng phải hơn mức 7 triệu đồng để trang trải phí ăn ở và tiêu dùng ở mức tối thiểu.

Còn đối với Mai Thảo, để xây dựng 1 ngôi nhà và sinh sống ở đây để không bị rơi vào tình trạng bấp bênh tài chính, mọi người cần cân nhắc nhiều yếu tố:

"Cần suy tính về tâm lý cũng như các mối quan hệ khi đến định cư ở một vùng đất mới. Quan trọng nhất là tài chính mua nhà, chuẩn bị mọi thứ để bắt đầu và duy trì cuộc sống. Theo mình tìm hiểu thì bạn cần khoảng 2 tỷ để có 1 căn nhà có sân vườn, nội thất cơ bản, gần khu dân cư tại Hà Giang. Về thu nhập hàng tháng, nếu bạn năm nay 25 tuổi, dự định đến năm 35 tuổi sẽ bỏ phố về quê thì cần thu nhập mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng/ tháng. Sau khi về quê, vẫn cần duy trì mức thu nhập ổn định".

Mai Thảo

"Đôi khi, chỉ đơn giản là bạn thích việc thoát khỏi công việc vài ngày, để đầu óc thảnh thơi, trốn khỏi thực tại, còn việc sinh sống lâu dài ở 1 vùng đất lại là vấn đề khác.

Ảnh: NVCC

Chia sẻ Facebook