Ở con lợn có 1 thứ có thể bơm collagen, ổn định đường huyết, dưỡng mạch máu tốt nhưng nhiều người vứt bỏ
Người xưa thường ví toàn thân của con lợn đều quý như kho báu. Ngoài phần thịt, có nhiều bộ phận có thể chế biến thành các món ăn ngon như gan lợn, cật lợn, tai lợn, da lợn.
Thịt lợn là loại thịt rất phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ thịt lợn lên đến 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt các loại (thịt bò, thịt trâu, thịt dê...).
Bên cạnh đó, còn có một bộ phận khác rất hay bị bỏ phí đó là da lợn. Da lợn là bộ phận chứa nhiều collagen nhất của con lợn nhưng ít khi có mặt trên bàn ăn của các gia đình. Khi đi mua thịt lợn, nhiều người còn yêu cầu cắt bỏ da và vứt đi. Tuy nhiên, da lợn cũng là bộ phận rất giàu dinh dưỡng.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết: Da lợn là thực phẩm có tính lạnh, vị ngọt. Sau khi ăn da lợn có tác dụng dưỡng âm, dưỡng huyết, rất giàu glycogen có tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giúp giãn nở mạch máu, ổn định huyết áp, giảm lipid máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Cơ thể nhận được lợi ích gì khi ăn da lợn?
1. Thúc đẩy tuần hoàn máu và bổ máu : Da lợn có vị ngọt, tính mát. Nó có các chức năng hoạt huyết cầm máu, làm dịu da và dưỡng ẩm cho tóc. Nó có thể được sử dụng để điều trị khó chịu, đau họng, thiếu máu và các rối loạn chảy máu khác nhau.
2. Làm đẹp da : Collagen trong bì lợn có tác dụng thúc đẩy tế bào da hấp thụ và trữ nước, giúp da không bị khô và nhăn, giúp da căng mọng, mịn màng. Hàm lượng protein trong da lợn gấp 2,5 lần thịt lợn, trong khi đó hàm lượng chất béo chỉ bằng một nửa so với thịt lợn. Giá cũng rất rẻ, do đó đây là bộ phận rất xứng đáng để thưởng thức.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch : Da lợn rất giàu protein, chất béo và carbohydrate, có thể bổ sung dinh dưỡng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Ăn thường xuyên có thể trì hoãn quá trình lão hóa.
4. Giúp cơ bắp và xương chắc khỏe : Da lợn rất giàu collagen. Trong khi đó, collagen là dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ và xương của con người. Đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tóc và móng tay.
5. Hạ đường huyết, ổn định huyết áp và mỡ máu: Theo chuyên gia Đông y Đỗ Hoa (giáo sư thỉnh giảng tại Viện y học cổ truyền Quảng Tây, Trung Quốc), bì lợn khi được chế biến và sử dụng hợp lý sẽ có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị "ba cao".
Nghiên cứu cho thấy trong bì lợn có chứa một loại protein là glycogen có thể làm thông mạch máu, giữ cho mạch máu đàn hồi và ngăn ngừa tắc nghẽn, từ đó ổn định đường huyết và ngăn ngừa "ba cao" phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý phải loại bỏ hết phần mỡ gần da lợn trước khi ăn.
Mặc dù da lợn tốt, nhưng 3 loại người này không thích hợp để ăn
1. Người mắc bệnh gan
Lớp mỡ gần da lợn có chứa rất nhiều cholesterol, nếu không loại bỏ trước khi tiêu thụ thì có thể là thủ phạm gây tăng cân, gây gánh nặng cho gan.
Hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ làm hàm lượng triglycerid trong gan tăng lên đáng kể, lâu ngày dẫn đến gan nhiễm mỡ, khiến gan hoạt động không bình thường.
2. Người bị tăng huyết áp
Vì da lợn có hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều dễ dẫn đến huyết áp cao. Thậm chí, những người bị cao huyết áp sẽ tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch sau khi ăn da lợn.
3. Người béo phì
Đối với những người béo phì, năng lượng nạp vào từ việc ăn da lợn sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì, vì bản thân da lợn đã chứa hàm lượng calo và chất béo cực cao nên không thích hợp để ăn.
Ngoài ra, phần bì lợn khá cứng, hơn nữa còn là bộ phận tiếp xúc với vi khuẩn, đất cát nên cần làm sạch trước khi chế biến để không gây hại cho hệ tiêu hóa.