Ồ ạt rút BHXH một lần: Đừng để người lao động bất an

Chia sẻ Facebook
20/06/2022 06:19:45

Theo ý kiến của nhiều bạn đọc, chính sách BHXH cần sòng phẳng với người lao động, đóng mức nào hưởng mức đó, đóng bao nhiêu năm hưởng bấy nhiêu năm.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Luật BHXH sửa đổi, trong đó có đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm. Xung quanh đề xuất này, Báo NLĐO đã có hơn 20 bài viết phản ánh những bất cập của Luật BHXH hiện hành, tập trung vào các vấn đề như tuổi nghỉ hưu, số năm đóng, tỉ lệ hưởng cũng như cách tính lương hưu.

Nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động đồng thuận với cách đặt vấn đề của chúng tôi và mong muốn cơ quan soạn thảo luật (Bộ LĐ-TB-XH) cần lắng nghe bức xúc của NLĐ, từ đó nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Bạn đọc Tống Bá Dũng nhận xét: "Cảm ơn Báo Người Lao Động. Các bài viết quá hợp tình, hợp lý. Xin quốc hội trưng cầu ý kiến NLĐ rộng rãi để có chính sách phù hợp với lòng dân. Theo dõi sát sao vệt bài, bạn đọc Ngô Bá Hương cho rằng có rất nhiều ý kiến hay và hợp lý. "Ủng hộ phương án tuổi nghỉ hưu do người lao động tự quyết định. BHXH cần sòng phẳng với người lao động đóng mức nào hưởng mức đó, đóng bao nhiêu năm hưởng bấy nhiêu năm. Không cần đợi đủ 60-62 tuổi vì có đủ sức khỏe để đợi đâu"- bạn đọc này bày tỏ. Tương tự, bạn đọc Hùng Nguyễn cũng nhìn nhận những bất cập của Luật BHXH hiện hành mà Báo Người Lao Động chỉ ra là xác đáng. Cũng theo bạn đọc này, vấn đề cốt lõi hiện nay là tuổi nghỉ hưu. Các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang bảo thủ, lý thuyết, chưa xây dựng luật xuất phát từ nhu cầu xã hội. Bộ Lao động Thương binh và xã hội đề xuất và bảo vệ bằng được việc tăng tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ sau 1 năm đã làm bất ổn trong lĩnh vực bảo hiểm. Sai thì sửa, rất mong các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe được điều này.

Cùng góc nhìn, bạn đọc Phạm Thanh bày tỏ: "Tôi thiết nghĩ cơ quan soạn thảo có hướng giảm xuống 15 năm và tiến đến 10 năm, để tạo đều kiện cho người lao động tham gia BHXH có cơ hội, nhưng thời gian tham gia ngắn như vậy thì cách tính bao nhiêu % lại không thấy đề cập, đây là điều mấu chốt để người lao động thấy và hiểu. Muốn công bằng thì cơ quan soạn thảo nên công bố rõ ràng mức hưởng khi đã đủ thời hạn tham gia. Theo tôi, 20 năm tham gia bảo hiểm không phải là quá dài, vì đa số người lao động đều đi làm từ 20 đến 25 tuổi, như vậy nếu tham gia 20 năm thì hoàn toàn hợp lý, còn hiện nay người lao động rút bảo hiểm 1 lần không phải là thời gian tham gia quá dài mà là cách tính % cũng như tuổi tới hưu quá bất cập, làm cho người lao động không yên tâm tham gia chờ hưu, giờ hạ năm tham gia chắc càng làm chi người lao động rút bảo hiểm 1 lần càng nhiều vì đã giảm năm đóng đồng nghĩa với việc chờ đợt đến lãnh hưu tăng lên. Cơ quan sạn thảo nếu quan tâm đến người lao động thì phải đi sâu vào vấn đề làm sao cho người lao động thấy và yên tâm khi tham gia BHXH chờ đến hưu

Đời sống người lao động hiện rất khó khăn Ảnh: HUỲNH NHƯ


Theo lý giải của bạn đọc Nguyễn Trung, nếu chính sách BHXH đảm bảo quyền lợi của NLĐ thì không ai dại mà đi rút một lần cả. Trong khi cách tính lương hưu còn nhiều bất cập tỉ lệ hướng lương hưu quá thấp không đảm bảo cuộc sống khi về hưu NLĐ chọn rút một lần là đều tất nhiên. Tương tự, bạn đọc Lâm Duy Quân bày tỏ: "Đi làm đóng BHXH ai mà không muốn được nghỉ hưu để nhận lại số tiền mình đã đóng trước đó. Nếu tiền lương hưu hàng tháng quá ít thì ai không muốn nhận 1 lần. Mong sớm có luật sửa đổi để người lao động yên tâm. Với bạn đọc Trần Trọng, sửa đổi Luật BHXH theo hướng rút thời gian đóng BHXH xuống 15 năm tiến tới 10 năm, không phải là giải pháp hợp lý đối với người lao động, thử hỏi nam giới 19 tuổi đi làm 62 tuổi mới được nghỉ hưu, nếu liên tục thì có 43 năm đóng bảo hiểm, nếu chỉ cần 15 năm đóng được nghỉ hưu thì năm 34 tuổi nam đã đạt mốc có thể nghỉ hưu, nhưng phải chờ 28 năm nữa. "Thực lòng mà nói ai bảo thời gian đóng bảo hiểm quá dài nên phải điều chỉnh xuống 15 năm để người lao động khỏi rút BHXH một lần là không thật lòng với đại đa số người lao động. Cái cốt lõi vấn đề như nhiều người lao động đã nêu là tuổi nghỉ hưu quá cao, áp đặt môi trường, điều kiện lao động khác nhau cùng một mốc nghỉ hưu như thế thì không công bằng. Mong rằng qua diễn đàn này của báo Người Lao Động, cơ quan soạn thảo sửa đổi Luật BHXH có cái nhìn thực tế khách quan hơn để điều chỉnh Luật đem lại lợi ích hơn cho người lao động, cụ thể như để tuổi nghỉ hưu và cách tính lương hưu như trước đây để người lao động yên tâm tham gia BHXH- bạn đọc này tha thiết.

Theo một số bạn đọc, với người lao động không thuộc biên chế nhà nước thì không nên căn cứ vào tuổi nghỉ hưu mà nên quy định số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu theo tỷ lệ % . Theo luật hiện hành cứ đóng được 20 năm thì được hưởng lương hưu 45% không phụ thuộc vào tuổi. Sau đó mỗi năm đóng tăng thêm 2% cho tới mốc tối đa 75% tính như thế thì người đóng 20 năm thì được hưởng tối đa 20 năm và kèm theo dưới luật nếu 20 năm sau khi họ đã 65 tuổi trở lên thì được hưởng tiếp tục lương hưu họ hưởng.


Đẩy cái khó cho NLĐ

"BHXH nên tiếp thu ý kiến của người lao động. Chính sách đóng BHXH đã và đang đẩy cái khó cho phía người lao động. Vì đóng đủ 15 năm bh ở tuổi 40 nhưng phải chờ tới 22 năm nữa để đủ tuổi mới được nhận lương hưu. Thì người lao động sẽ sống như thế nào. Đó mới là cái chìa khóa mà người lao động cần chính sách BHXH mở nó. để người lao động yên tâm tham gia đóng BHXH không rút một lần như hiện nay" – bạn đọc Nguyễn Văn Toàn, góp ý.

Chia sẻ Facebook