Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa phun trào lại sau 38 năm yên ắng
Mauna Loa, một trong những ngọn núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất thế giới, tọa lạc trên đảo Hawaii, đã bắt đầu phun trào hôm 27/11 sau nhiều tuần liên tiếp có dấu hiệu sôi sục.
Là một trong năm ngọn núi tạo nên Hawaii, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ, ngọn núi lửa Mauna Loa cao 4.000 m (13.000 ft) so với mực nước biển này đã có dấu hiệu sôi sục từ tháng 9, và đã có một số phỏng đoán rằng nó có thể sẽ phun trào. Đây là ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất Trái Đất hiện nay, tính cả theo diện tích và số lần phun trào.
Vụ phun trào lần này bắt đầu vào khoảng 23h30 ngày 27/11 (9h34 giờ Việt Nam), cập nhật từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đưa tin. Cơ quan này đã cảnh báo rằng gió có thể mang theo khí núi lửa.
Tại thời điểm này, vụ phun trào chỉ xảy ra ở đỉnh miệng núi lửa và không đe dọa bất kỳ cộng đồng dân cư nào ở sườn dốc.
Newsweek
“Mauna Loa đã ở trong tình trạng bất ổn cao độ kể từ giữa tháng 9. Đã có sự gia tăng các trận động đất được ghi nhận và mặt đất gồ lên. Điều này cho thấy sự chuyển động của magma bên dưới bề mặt, nhưng khá sâu. Không có bất kỳ thay đổi nào trong khí được phóng ra, hoặc độ nghiêng đáng kể của mặt đất cho thấy magma đang di chuyển lên bề mặt”
“Tình trạng bất ổn này cũng dẫn đến việc núi lửa đang được theo dõi rất chặt chẽ. Tuy nhiên, một vụ phun trào là không chắc chắn. Đôi khi những giai đoạn bất ổn này lắng xuống và không có gì xảy ra. Đôi khi, như trong trường hợp này, một vụ phun trào xảy ra!”
USGS cho biết Đài quan sát núi lửa Hawaii đang làm việc với các đối tác quản lý khẩn cấp để theo dõi bản chất của vụ phun trào.
Núi lửa Mauna Loa phun trào lần cuối từ ngày 25/3 đến ngày 15/4/1984, sau gần hai năm gia tăng hoạt động địa chấn. Không ai bị thương trong vụ phun trào này, nhưng dòng dung nham đã chặn đường và gây hư hại cho đường dây điện.
“Dựa trên các sự kiện trong quá khứ, giai đoạn đầu của vụ phun trào Mauna Loa có thể rất năng động và vị trí cũng như sự tiến triển của dòng dung nham có thể thay đổi nhanh chóng”
, một bản cập nhật từ USGS cho biết.
“Nếu vụ phun trào chỉ bị giới hạn trong phần Moku’āweoweo, dòng dung nham rất có thể sẽ bị giới hạn trong các bức tường miệng núi lửa. Tuy nhiên, nếu các lỗ phun trào di chuyển ra ngoài bức tường của nó, dòng dung nham có thể di chuyển nhanh chóng xuống dốc.”
Vẫn chưa chắc chắn vụ phun trào này sẽ tiến triển như thế nào.
Các vụ phun trào Mauna Loa không nguy hiểm bằng khi so sánh với các núi lửa khác ở Hawaii như Kilauea, vì chúng không có xu hướng bùng nổ như vậy. Nhưng Rajeev Nair, giáo sư khoa học Trái đất tại Đại học Calgary, trước đây đã nói với Newsweek rằng các vụ phun trào của nó có khả năng “chia cắt [giao thông] các cộng đồng” .
“Các sườn của núi lửa dốc hơn và khối lượng các vụ phun trào trong lịch sử từ vụ phun trào Mauna Loa lớn hơn. Điều này có thể gây rủi ro cho các cộng đồng lân cận nếu các vụ phun trào xảy ra dọc theo các khu vực rạn nứt”
, ông Nair nói.
“Ngay cả khi không ảnh hưởng trực tiếp đến các cộng đồng, một vụ phun trào Mauna Loa nghiêm trọng có khả năng cắt đứt các cộng đồng. Nhưng nếu vụ phun trào xảy ra ở miệng núi lửa trên đỉnh, nó có thể nằm trong miệng núi lửa mà không ảnh hưởng đáng kể đến các cộng đồng.”
Cư dân sống gần núi lửa trước đó đã nói rằng họ lo ngại về tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng ở Mauna Loa.
Nhiều người đã tham dự các cuộc họp do USGS tổ chức để chuẩn bị cho một vụ phun trào.
“Chúng tôi đang ở trong khu vực rạn nứt nên các vết nứt có thể mở ra [ở đây]. Thật là một cảm giác kỳ lạ khi biết rằng bạn có khả năng bị mất nhà”
Một số ảnh tư liệu về núi lửa Mauna Loa của USGS:
Mải chụp ảnh selfie, du khách rơi xuống... miệng núi lửa
Du khách người Mỹ Philip Carroll đã ngã xuống miệng núi lửa Vesuvius, nhưng may mắn sống sót sau khi mải chụp ảnh selfie ở khu vực cấm vào.