Nữ tiếp viên hàng không và quyết tâm đưa cà phê Việt Nam ra thế giới
18 năm gắn bó với các chuyến bay và đặt chân lên nhiều quốc gia trên thế giới, chị Nguyễn Thị Bích Chi nhận thấy sự "vắng bóng" của cà phê Việt ở những nơi chị đến.
Điều đó đã nhen nhóm trong chị quyết tâm mang sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và xây dựng nên thương hiệu cà phê Cup’n’Care ngày nay. Nhờ công việc tiếp viên hàng không, chị Bích Chi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa đa dạng, mang lại cho chị những góc nhìn khác nhau về cuộc sống.
Việt Nam là đất nước đi lên từ nông nghiệp, đồng thời cũng là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, nhưng những nơi tôi đến, họ không uống cà phê Việt Nam. Vậy cà phê Việt Nam ở đâu trên bản đồ cà phê đặc sản thế giới?
Sự khác biệt làm nên điều đặc biệt
Để bắt đầu con đường khởi nghiệp trong ngành cà phê, chị Chi đã có một quyết định vô cùng táo bạo, đó là lựa chọn Quảng Trị - một trong những vùng đất nghèo nhất Việt Nam, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, lũ lụt làm nơi khởi đầu cho những sản phẩm cà phê của mình.
Nhắc đến Quảng Trị, nhiều người sẽ biết đến một mảnh đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi", có lịch sử gắn liền với các cuộc chiến tranh, với Thành cổ Quảng Trị, chiến thắng Khe Sanh,... ít ai biết rằng cà phê được trồng ở nơi đó lại mang một vị ngon đặc biệt. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, bà con nông dân đã dần từ bỏ loại cây trồng đã từng gắn bó này.
Với mong muốn giúp bà con nông dân nơi đây thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời khôi phục lại hương vị cà phê Quảng Trị đặc biệt đang dần bị mai một, chị Chi cùng với Cup’n’Care đã đồng hành, động viên bà con cải tạo đất, trồng cây cà phê. Nhờ sự tâm huyết của mình, chị Chi cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người dân nơi đây.
Các chú, các bác rất cầu thị, họ khô
ng muốn nghèo nữa. Họ muốn làm nông nghiệp bền vững và đem lại những sản phẩm có giá trị cao. Họ quyết tâm cùng chúng tôi nói "KHÔNG" với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Họ cắt cỏ, trồng đậu, nuôi trùng, ủ men rượu trái cây để chăm bón cho cây cà phê".
Cà phê Arabica được yêu thích nhất
Tầm nhìn và định hướng phát triển của Cup’n’Care ở Quảng Trị
Đất được chúng tôi đem đi kiểm định rất kỹ lưỡng, kể cả việc kiểm định tàn dư của dioxin. Những yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới đất. Rồi chúng tôi tìm giải pháp khắc phục từng thứ một
Nhớ lại lần kiểm tra đấ
t sau năm đầu tiên thử nghiệm, khu vực thử nghiệm bắt đầu có giun đất trở lại, lúc đó bà con bắt đầu có niềm tin vào phương pháp chúng tôi làm, quyết tâm áp dụng trên toàn bộ diện tích của họ (lúc đó là 5ha) tôi vẫn còn nguyên cảm xúc rưng rưng xúc động",
Để bà con nông dân tự tin canh tác nông sản thuần Organic, điều kiện tiên quyết là đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định cho họ. Vì vậy mà định hướng xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm là một phần trong kế hoạch dài hạn của Cup’n’Care.
Chúng tôi không cố gắng để thành công, chúng tôi nỗ lực để trở thành một thương hiệu có giá trị và đem lại giá trị cho chính bà con nơi đây – những người làm ra hạt cà phê Origin Quảng Trị".
Khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thế giới
Cup’n’Care có thành tích ở ngay lần đầu ra quân như vậy khi chung "sân chơi" với các anh lớn là một áp lực vô cùng nặng với chính chị Chi và đội ngũ của mình. Tuy nhiên, trong hành trình bền bỉ với quyết tâm đem những sản phẩm hữu cơ thuần Việt từ nông trại đến tận tay người tiêu dùng, chị Chi đã tìm được tiếng nói chung với ZenGo. Trong giai đoạn sắp tới, ZenGo sẽ là đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm thuần hữu cơ của Cup’n’Care. Qua một kênh phân phối độc lập, ZenGo cũng sẽ đóng vai trò giám sát quy trình canh tác, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng giá trị cam kết và an toàn tuyệt đối.
Cần rất nhiều bước đi nữa để có thể đưa cà phê Việt Nam sánh vai với Ethiopia, Kenya hay Colombia,… trên tấm bản đồ cà phê thế giới, nhưng chị Chi tin rằng, với quyết tâm của mình và đội ngũ, cùng sự ủng hộ của bà con nông dân, ngày đó sẽ không còn xa nữa.
Ánh Dương