Nữ sinh đỗ ĐH lại ước mình thi trượt: Lo sợ ngành học quá vất vả
Dù bản thân đã trúng tuyển đại học, thế nhưng nữ sinh này lại không hề cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, cô còn ước mình thi trượt để không phải học ngành bản thân đã chọn.
Đối với các thí sinh, chẳng có gì hạnh phúc hơn khi nghe tin bản thân đỗ đại học. Thế nhưng, đối với cô bạn dưới đây lại khác, sau khi biết bản thân đã trúng tuyển vào một trường đại học, cô lại sợ hãi, chỉ ước mình trượt vì lo công việc sau này vất vả. Trước suy nghĩ đó, nhiều người không khỏi khó hiểu, bởi ngoài kia có biết bao sĩ tử muốn được như cô.
Chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến "Làm gì nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1" của Báo Thanh Niên, một bạn trẻ tên Đ.P.A (sống tại quận Bình Tân, TP.HCM) đặt câu hỏi: " Em đã trúng tuyển ngành điều dưỡng vào một trường nhưng tự dưng em ước mình trượt vì nghĩ lại thấy công việc sau này đi phục vụ người bệnh cực quá, giờ em muốn đổi ngành khác cũng khối B thì phải làm như thế nào?”
Trước thắc mắc này, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương (Giám đốc Trung tâm marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) giải đáp, hiện tại vẫn chưa quá muộn để các sĩ tử thay đổi ngành. Những thí sinh như P.A có thể chờ các trường công bố xét tuyển bổ sung để tiếp tục đăng ký. Ngoài điều dưỡng, khối ngành sức khoẻ còn có kỹ thuật xét nghiệm y học, y sinh… Hoặc một số lĩnh vực phù hợp khác như dinh dưỡng, khoa học thực phẩm, công nghệ thực phẩm, dược…
Bên cạnh đó, Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), cũng đưa ra lời khuyên: “Nếu em có các tố chất như lòng bác ái, bao dung, không sợ máu và có sự cẩn trọng, tỉ mỉ… thì nên theo học, ngành nào cũng cao quý cả. Và có thể học 1 ngành nhưng làm được nhiều nghề, cũng có thể làm tại viện dưỡng lão, trại mồ côi… nên nếu mình hiểu tâm lý của ngành rồi thì cứ nên an tâm theo học. Và có một điều là nếu chúng ta chưa trải nghiệm thì không kỳ vọng được đích thành công là như thế nào”.
Cũng trong buổi tư vấn này, nhiều thầy cô đến từ các trường đại học đã đưa ra lời khuyên dành cho thí sinh chưa trúng tuyển vào nguyện vọng 1. Đồng thời nhấn mạnh những lưu ý quan trọng để mọi người có được cơ hội đậu đại học trong đợt này.
Nhận định về điểm chuẩn năm nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Khiêm (đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), cho biết ngành khối C00 tăng đột biến, đạt gần ngưỡng tuyệt đối. Đây là một điều khá bất ngờ bởi ngành này kén nhiều thí sinh. Thông thường các trường tuyển chỉ tiêu thường sẽ hạn chế ở các khối ngành có tổ hợp khối C00, tuy nhiên năm nay điểm trúng tuyển lại tăng rất cao.
Về việc tại sao điểm chuẩn cao nhưng các trường vẫn xét tuyển bổ sung, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương lý giải, ở mỗi trường đều có ngành điểm chuẩn cao, ngành trung bình. Ở từng ngành, mức độ quan tâm và số lượng sinh viên quyết định nhập học lại khác nhau. Vì vậy, đối với những ngành nào chưa đủ số lượng thí sinh nhập học sẽ mở đợt xét tuyển bổ sung.
Bên cạnh đó, năm nay, nhiều thí sinh cũng không đủ điều kiện để xét tuyển do có những vấn đề các em nghĩ là không quan trọng hoặc vô tình bỏ qua trong quá trình đăng ký nguyện vọng trên hệ thống. Từ đó không hoàn tất được quy trình xét tuyển, không có tên trên danh sách trúng tuyển, phải xét tuyển bổ sung. Nói cách khác, xét tuyển bổ sung dành cho những thí sinh không may mắn dưới điểm chuẩn và những bạn chọn nhầm ngành không mong muốn hoặc chưa phù hợp, muốn thay đổi.
Ngành học rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, bởi đây gần như là yếu tố quyết định tương lai sau này của mỗi người. Vì vậy, trước khi quyết định theo học ngành nào, mọi người hãy cân nhắc thật kĩ kế hoạch cuộc đời của mình.
Cùng cập nhật thêm những tin tức hấp dẫn tại YAN !
Khác với những thí sinh đang đau đầu chọn ngành học, cậu bạn Nguyễn Linh - một sĩ tử ở Hải Phòng lại đang rơi vào tình huống trớ trêu khi liên tục 3 kỳ thi tốt nghiệp năm 2019, 2020, 2021 đều trượt đại học dù tổng điểm rất cao. Cụ thể, trong năm 2020, 2021, Linh đã nỗ lực đạt 27,75.
Năm nay, cậu bạn cũng được 28,25 điểm. Tuy nhiên vẫn trượt nguyện vọng 1 chuyên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nguyện vọng 2 chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Câu chuyện của nam sinh này đang khiến rất nhiều người bất ngờ, không ngừng bàn tán.
Xem thêm nhiều thông tin TẠI ĐÂY !