Nữ MTQ lên tiếng khi bị nói tự ý dùng tiền ủng hộ thầy giáo bị bệnh

Chia sẻ Facebook
26/11/2022 14:38:35

Trúc Phương khẳng định việc mình trao tiền nhiều hay, thậm chí là không trao đều có lý do. Cô không bao giờ dùng sai tiền mồ hôi nước mắt của mạnh thường quân đã gửi cho mình.

Trong câu chuyện giúp đỡ thầy giáo Trương Kiệt An - người thầy bị bệnh nặng phải rời bục giảng, thì Nguyễn Đỗ Trúc Phương là một trong những ngày nhiệt tình nhất khi thường xuyên cập nhật tình hình về thầy trên trang cá nhân. Trúc Phương vốn được mệnh danh là "cô tiên Sài Gòn", người bạn của bà con nghèo nên chẳng quá ngạc nhiên khi trong ít giờ kêu gọi, cô đã nhận được số tiền 300 triệu đồng ủng hộ thầy An.

Trúc Phương đã đến gặp gỡ và nói chuyện với thầy An. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)

Tuy nhiên, mới đây Trúc Phương đã phải lên tiếng giải thích vì có ý kiến cho rằng cô đã tự ý sử dụng số tiền ủng hộ cho thầy An mà chưa hỏi qua thầy.

Một người nêu ý kiến khá dài về quyết định của Trúc Phương nên cô đã hồi đáp lại. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)

Cụ thể, sau khi đến thăm thầy An, Trúc Phương biết thầy được khá nhiều người giúp. Hơn nữa, thầy cũng ngỏ ý muốn nhường lại khoản tiền đó cho những hoàn cảnh khó khăn hơn nên Trúc Phương đã xin phép các mạnh thường quân cho mình được dùng số tiền này để góp xây trường học cho trẻ em vùng cao Hà Giang.

Thầy An trong buổi nói chuyện Trúc Phương. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)


Rất nhiều người đã đồng tình với việc làm này của Trúc Phương. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có một người có quan điểm khác. Cụ thể tài khoản T.D. viết: "Chị không có quyên góp được gì nhưng có chút ý kiến xíu. Biết rằng thầy ấy không nhận nhưng em cũng nên trao cho thầy ấy một ít, vì em đã nói lúc trước quyên cho thầy ấy nên dù sao cũng cần đưa thầy chút em nhé, chị nghĩ nói quyên cho thầy thì mình nên trao mới trọn.

Hình ảnh thầy đi xin cơm từ thiện khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Thanh Niên)


Nếu thầy không cần thì phải xin từ thiện làm gì, biết rằng có chỗ cho thuốc, nhưng cũng phải cần chút chứ em (vì mang tiếng xin cho chú mà), còn lại phần thừa của chú mình sửa lại trường cũng được vậy. Dù xã đó có nghèo đến mấy chuyện xây nhà trường là chuyện của cơ quan chức năng. Có chút ý kiến vậy thôi chứ không ý gì mong đừng bị gạch đá. Tiền em xin được em nói sao ai cũng đồng tình nhưng chị thấy hơi bị kỳ vì chú ấy mang tiếng được mạnh thường quân giúp."

Đồng cảm với thầy, rất nhiều người đã gửi tiền ủng hộ. (Ảnh: Thanh Niên)

Đáp lại ý kiến này, Trúc Phương lập tức trả lời thẳng thắn. Cô cho biết mình cũng đã định trao cho thầy một ít nhưng thầy không nhận và ý nguyện của thầy là muốn chia sẻ cho người khác. Đồng thời, cô cũng khẳng định cuộc sống của thầy bây giờ đã ổn nhờ có mạnh thường quân giúp đỡ.

Trúc Phương khẳng định mình trao tiền cho ai, trao bao nhiêu đều có lý do. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)


"Có quá nhiều tiền với một người đôi khi không phải là tốt. Ai cũng nên biết đủ, và biết cố gắng tự lực thì mới có thể tự đứng vững được. Với quan điểm của em giúp ai cũng là giúp.


Em muốn thì em có thể quyên góp riêng cho trường học ở miền núi và chắc chắn mạnh thường quân sẽ ủng hộ, nhưng vì cùng là thầy cô giáo, tại sao mình phải phân chia ra người nào đáng giúp người nào không. Trong khi thầy cô trên núi quá khổ, còn thầy An bây giờ nhờ mạnh thường quân cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi chị. Mong chị nhìn nhận lại vấn đề và mong chị hiểu!", Trúc Phương nói.

Trúc Phương được mệnh danh là "cô tiên" của bà con nghèo ở TP.HCM. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)

Lời giải thích của Trúc Phương ngay lập tức nhận được sự đồng tình của rất nhiều người. Đa phần đều cho rằng nếu không trực tiếp đến gặp thầy, lắng nghe tâm tư của thầy thì không nên nói những điều làm ảnh hưởng đến nhiều người như vậy.

Thầy An rời bục giảng sau nhiều năm gắn bó vì bệnh tật. (Ảnh: Thanh Niên)

Về phía thầy An, được biết hiện tại thầy đã được một nơi nhận dạy online cho các bé miền núi. Ngoài ra, còn có nhà hảo tâm hỗ trợ thầy thuốc và điều trị gout miễn phí.

Nhớ lại những ngày còn được đi dạy, thầy lại bật khóc. (Ảnh: Thanh Niên)

Trước đó, câu chuyện thầy Trương Kiệt An bị bệnh nặng rời bục giảng sau hơn 30 năm gắn bó đã khiến nhiều xót xa. Vì không còn thu nhập nên 2 năm qua thầy sống rất vất vả, phải đi xin cơm từ thiện trước cổng bệnh viện và ở nhờ nhà một người dân tốt bụng. Qua bao khó khăn, có lẽ những ngày tháng sau này của thầy An sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi đã có rất nhiều nhà hảo tâm cùng đồng hành.


Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN !

"Lá lành đùm lá rách" là truyền thống muôn đời của người Việt Nam. Đó là đạo lý tốt đẹp, dù trong hoàn cảnh nào thì cũng đáng được tôn vinh. Tuy nhiên đúng như Trúc Phương nói, giúp thì cũng chỉ nên giúp đủ. Đôi khi cho quá nhiều sẽ khiến một số người ỷ lại, trông chờ vào những sự hỗ trợ từ cộng đồng. Thay vì chỉ tập trung cho một hoàn cảnh, chúng ta có thể san sẻ nó ra để ai cũng được quan tâm, bởi thực sự trên đời này vẫn có rất nhiều người khó khăn.


Xem thêm tin tức khác TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook