Nữ diễn viên tiết lộ 4 bí quyết để sống thọ tới 100 tuổi dù mắc ung thư hơn 50 năm
Khi nhắc đến ung thư nhiều người nghĩ đến chỉ có cách "buông xuôi" nhưng người phụ nữ này lại làm điều hoàn toàn ngược lại.
Tần Di sinh năm 1922 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Bà đã thể hiện tài năng diễn xuất của mình với hơn 40 bộ phim điện ảnh và truyền hình dài tập.
Trong làng giải trí mấy chục năm, Tần Di giành được vô số danh hiệu. Tuy nhiên, đằng sau cuộc sống hào nhoáng là một trải nghiệm cuộc đời đầy gập ghềnh.
Nhiều người không biết rằng chồng của bà mất sớm, bản thân Tần Di cũng mắc căn bệnh quái ác. Dù vậy, bà vẫn luôn vững vàng và lạc quan đối mặt với nó. Tính đến nay, nữ diễn viên đã bước sang tuổi 100 nhưng bà vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Năm 44 tuổi, Tần Di phát hiện mắc bệnh ung thư ruột. Bà đã chung sống với căn bệnh này trong suốt hơn 50 năm. Điều kỳ diệu nào đã giúp bà chiến thắng bệnh tật và sống khỏe mạnh đến bây giờ?
4 bí quyết chiến thắng ung thư của nữ diễn viên Tần Di
1. Tinh thần luôn lạc quan, nâng cao sức đề kháng
Nữ diễn viên gạo cội tin rằng cái nhìn lạc quan và tinh thần phấn chấn là yếu tố quan trọng giúp đánh bại ung thư. Bất cứ ai nếu muốn trường thọ thì đều cần phải chuẩn bị phòng ngừa từ sớm. Nếu không chú ý giữ gìn cơ thể, thường xuyên ủ rũ, chán nản thì tốc độ lão hóa của cơ thể sẽ ngày càng tăng.
Bà lưu ý, dù bao nhiêu tuổi cũng phải có tâm hồn tươi trẻ, không bận tâm tuổi tác, luôn tràn đầy sức sống tươi trẻ.
Tinh thần là nền tảng của sức khỏe. Nếu bạn có tâm lý tốt thì cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh. Đối với những người bình thường, sự lạc quan có thể làm cho sức khỏe ổn định hơn. Đối với những người bị bệnh, tinh thần phấn chấn hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh.
Tần Di tin rằng chúng ta nên cởi mở với mọi thứ và học cách điều chỉnh tâm trí của mình vì điều này giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật.
2. Ăn uống khoa học
Kể từ khi bước qua độ tuổi 60, Tần Di đã kiểm soát lượng muối, dầu và thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày. Nhiều người cao tuổi mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để tăng tuổi thọ, nhưng theo nữ diễn viên thì điều này không cần thiết.
Tần Di cho biết bà không sử dụng thực phẩm chức năng, thay vào đó là áp dụng một chế độ ăn đủ chất và hợp lý. Bình thường bà ăn ba bữa một ngày với chế độ dinh dưỡng cân đối để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể.
3. Đi bộ ít nhất 5.000 bước mỗi ngày
Mặc dù thường ngày bận rộn nhưng Tần Di vẫn cố gắng tìm thời gian để đi bộ mỗi ngày. Trung bình một ngày bà sẽ đi được 5.000-10.000 bước. Dần dần, nữ diễn viên hình thành thói quen kiên trì tập thể dục. Bà tập luyện 30 phút mỗi sáng sau khi thức dậy, dù mưa hay nắng. Nhờ vậy, cơ thể của bà vẫn dẻo dai và khỏe mạnh dù tuổi đã cao.
Nguyên tắc kéo dài tuổi thọ
Tất cả mọi người đều muốn sống thọ và khỏe mạnh. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Trên thực tế, tuổi thọ của con người được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần tìm ra cách thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của mình.
Tiến sĩ Philip Pizzo, nguyên trưởng khoa Y Stanford, từng chia sẻ nguyên tắc kéo dài tuổi thọ của mình đó là sống có mục đích, hòa đồng, năng động và lành mạnh .
Ông cho rằng chỉ một phần nhỏ nguyên nhân tử vong sớm liên quan đến di truyền, còn phần lớn ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, lối sống và hành vi cá nhân. Nếu có thể thay đổi lối sống và thói quen, bạn có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Cụ thể, nếu muốn sống lâu, bạn nên làm những điều sau:
1. Tích cực, lạc quan
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc cho thấy ở những người sống đến trăm tuổi, tâm lý có tác động đáng kể nhất đến tuổi thọ.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên "Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia" cũng chỉ ra rằng sự lạc quan có liên quan mật thiết đến tuổi thọ, và những người càng lạc quan thì càng sống lâu.
2. Tham gia các hoạt động xã hội
Thay vì dành nhiều thời gian ở nhà, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ra ngoài xã hội, trò chuyện với mọi người, tham gia các hoạt động lành mạnh...
Người có tuổi không có nghĩa là từ bỏ giao tiếp xã hội. Ngược lại, việc hạn chế tiếp xúc xã hội dễ khiến mọi người cảm thấy cô đơn, chán nản. Điều này làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, trầm cảm và các bệnh khác.
Vào năm 2019, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Xã hội & Y học cho thấy rằng hoạt động xã hội có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm ở người lớn tuổi. Bởi vì các hoạt động xã hội có thể kích hoạt tư duy của người cao tuổi, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp họ ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.
3. Sống có mục đích
Bất cứ ai, dù bao nhiêu tuổi thì đều cần phải có những yêu cầu cho bản thân và mục tiêu trong cuộc sống. Chỉ khi có định hướng thì bạn mới có động lực để tiến lên.
Một cuộc khảo sát ở nhóm thuộc độ tuổi 40-90 cho thấy những người không có mục tiêu sống dễ mắc bệnh tim mạch, tử vong hoặc tự tử hơn những người còn lại.
Viện sĩ Zhong Nanshan cũng cho rằng sống có mục đích thì cơ hội trường thọ cao. Vì những người có mục tiêu rõ ràng sẽ dễ kiểm soát cảm xúc tiêu cực và có thái độ sống tích cực hơn.
Có thể thấy, ung thư không quá khủng khiếp như lời đồn đại, quan trọng là cách chúng ta đối phó với nó. Cũng giống như nữ diễn viên Tần Di, bà không may mắc ung thư, nhưng vẫn có thể vượt qua bệnh tật và sống đến trăm tuổi.
Dù là để vượt qua bệnh ung thư hay kéo dài tuổi thọ, chúng ta phải chú ý đến các phương pháp và duy trì một thái độ tích cực để sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn!
Theo 163