Nông sản và bán lẻ truyền thống lên sàn TMĐT – khó hay dễ?
Nông sản và bán lẻ truyền thống được nhận định sẽ gặp một số thách thức trong việc chuyển đổi số vì những lý do như thói quen mua sắm, logistics đặc thù... Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành "cứu cánh" cho hàng nông sản và bán lẻ truyền thống khi có thể giải quyết được hầu hết những khúc mắc trên.
"Cú huých lớn" từ đại dịch Covid-19, kết hợp với làn sóng tiêu dùng số mạnh mẽ đã trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà bán hàng trong lĩnh vực nông sản, mặt hàng truyền thống buộc phải nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh cũ, tận dụng những lợi thế từ TMĐT để duy trì và phát triển.
Tính đến nay, hàng trăm ngàn nhà bán lẻ truyền thống, tiệm tạp hoá… đã có mặt trên các sàn TMĐT. Nhiều thương hiệu nông sản, mặt hàng truyền thống đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng trưởng cả về doanh thu và quy mô doanh nghiệp.
Điển hình là câu chuyện thành công của Foodmap – startup trong lĩnh vực nông nghiệp và ePharmacy – chuỗi cung ứng dược phẩm nổi bật trong chuyển đổi mô hình kinh doanh giữa đại dịch Covid-19. Đại diện hai thương hiệu này trở thành những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ doanh nhân công nghệ (DNCN) mới thành công chuyển đổi số kinh doanh, đạt được nhiều thành tựu trên TMĐT.
"Foodmap sẽ tạo nên bước đi đột phá về TMĐT trong lĩnh vực nông nghiệp"
Foodmap được biết đến là một nền tảng kết nối nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng Việt Nam, chuyên cung ứng nông sản, thực phẩm sạch có hệ thống dữ liệu giúp truy xuất nguồn gốc. Anh Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập của Foodmap luôn xác định TMĐT là giải pháp hiệu quả để ứng dụng công nghệ giúp nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam, đưa Foodmap trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành TMĐT về nông sản.
Trở thành cầu nối mang nông sản Việt lên sàn TMĐT Lazada, Foodmap đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại trên TMĐT. Cụ thể trong năm 2021, Foodmap đã luôn đảm bảo cung ứng nông sản tươi ngon trong suốt thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 cho khách hàng. Cũng trong năm đó, Foodmap đã cùng Lazada đưa vải thiều Bắc Giang, cam sành Vĩnh Long, sầu riêng… lên sàn và đạt con số doanh thu ấn tượng.
Nhờ đó, anh Tùng đã đưa Fooodmap lọt Top những thương hiệu ngành hàng Bách hoá với mức tăng trưởng hàng năm đạt 149%.
Anh Tùng cho rằng lý do tạo nên thành công của Foodmap trên TMĐT là bởi Lazada với hệ thống logistics đặc thù đã giúp các nhà bán hàng giải quyết được bế tắc trong việc vận chuyển. Nhờ hệ thống logistics đặc thù của Lazada mà các sản phẩm của Foodmap luôn giữ được độ tươi ngon khi tới tay khách hàng.
Anh đánh giá hệ thống logistics chủ động trong khâu vận hành của Lazada đã trở thành chìa khóa vàng giúp Foodmap giải được bài toán cung ứng hàng hóa thông suốt cho người tiêu dùng. Tất cả công đoạn từ lúc khách hàng đặt mua sản phẩm trên Lazada đến khi giao hàng được quy về một mối, giúp khâu vận hành hiệu quả, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho cả khách hàng và các nhà bán hàng.
Foodmap tin tưởng thương hiệu sẽ tạo nên bước đi đột phá về TMĐT trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua nền tảng TMĐT, Foodmap đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình là cánh tay nối dài đưa nông sản Việt vươn xa hơn.
Cù Anh Khoa: Hàng truyền thống lên sàn TMĐT là điều tất yếu
Trước khi kinh doanh trên sàn TMĐT, ePharmacy đã có 2 cửa hàng offline tại TP.HCM. ePharmacy là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thiết bị y tế. Giống như Foodmap, nhờ chuyển đổi kinh doanh trên sàn TMĐT, ePharmacy vẫn duy trì được doanh thu 6 tháng gần nhất đạt 10 tỷ đồng. Con số này đã giúp ePharmacy nằm trong Top doanh thu ngành hàng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
"Sau khi lên sàn TMĐT, ePharmacy mở rộng quy mô kinh doanh lên trên 1200 sản phẩm. Doanh thu từ bán hàng truyền thống trước đây không bằng 1/10 doanh thu trên sàn TMĐT hiện tại. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu tối ưu toàn bộ chi phí vận hành, nhân sự và kinh doanh có hiệu quả", anh Khoa chia sẻ.
Nhìn lại, trước khi bắt đầu kinh doanh trên TMĐT, ePharmacy phải đối mặt với những vấn đề phát sinh liên quan đến sự thiếu chính xác ở khâu bán hàng, thất thoát trong kiểm kê hàng hoá... Tuy nhiên, sàn TMĐT đã giúp anh giải quyết những mối lo trước đây, đồng thời cải thiện toàn bộ quá trình vận hành và bán hàng, các công đoạn đều được tự động hóa và đạt được sự chính xác cao.
Tận dụng thế mạnh của TMĐT về nền tảng, công nghệ, logistics,… đồng thời khai thác triệt để Lễ hội mua sắm lớn trên sàn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp và bán lẻ truyền thống đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc.
Vừa qua, anh Phạm Ngọc Anh Tùng và anh Cù Anh Khoa đã cùng nhận được giải thưởng "Doanh nhân công nghệ Việt đột phá 2022" bởi Lazada và đại diện Bộ TT&TT trao tặng tại Lễ tôn vinh Doanh nhân công nghệ Việt Nam 2022. Đây chín h là nguồn cảm hứng cho các thương hiệu, nhà bán hàng ngành thực phẩm & bán lẻ mạnh dạn bắt nhịp với làn sóng chuyển đối số quốc gia.
Hai doanh nhân trẻ nhận định, lễ hội mua sắm 11.11 "Sale Bom Tấn" của Lazada sắp tới đây sẽ tiếp tục là cơ hội tốt. Cộng với sự cải tiến và hỗ trợ không ngừng nghỉ từ Lazada để đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo sự thành công cho các DNCN. Các nhà bán hàng cần nắm bắt, mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc chuyển đổi mô hình và bùng nổ về doanh thu.
Ánh Dương