Nóng hổi bằng chứng giải bí ẩn ngàn năm của kim tự tháp Ai Cập
Bằng chứng mới này không chỉ giải thích cách xây dựng kim tự tháp một cách hợp lý mà còn làm rõ về khả năng thích nghi và sáng tạo của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại vẫn còn đứng vững đến ngày nay, kim tự tháp Giza tồn tại vô số những bí mật mà khoa học vẫn chưa thể giải mã hết.
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm hiểu vùng xung quanh Đại kim tự tháp Giza để tìm ra cách người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển những khối đá khổng lồ để xây dựng những công trình kiến trúc kỳ diệu này.
Đại kim tự tháp Giza bao gồm hơn 2,3 triệu khối đá vôi và đá granit, mỗi khối nặng 2 tấn.
Một nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, người Ai Cập cổ đại có thể đã sử dụng mạng lưới đường thủy tự nhiên, đặc biệt là một nhánh của sông Nile, để vận chuyển những tảng đá khổng lồ đến nơi xây dựng kim tự tháp.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích mẫu đất từ vùng ngập nước Giza và đã tìm thấy dấu hiệu của phấn hoa và thảm thực vật cổ xưa, chứng minh sự tồn tại của một nhánh sông cổ xưa đã cạn kiệt khoảng 4.500 năm TCN.
Phát hiện này chứng minh người Ai Cập cổ đại đã tận dụng môi trường thủy để di chuyển vật liệu xây dựng kim tự tháp, và sự hiện diện của nhánh sông này cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện một loạt các loài thực vật đa dạng trong vùng xung quanh, giúp tái hiện cảnh quan tự nhiên của Ai Cập cổ đại.
Nhà địa lý môi trường Hader Sheisha đã khẳng định tầm quan trọng của mạng lưới đường thủy tự nhiên trong việc vận chuyển vật liệu xây dựng và cung cấp một cái nhìn mới về sự khéo léo và sáng tạo của người Ai Cập cổ đại.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn hành lang ngầm bên trong đại kim tự tháp Giza.