Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu khóc ròng vì mưa trái mùa

Chia sẻ Facebook
13/04/2022 01:20:48

Gần đến kỳ thu hoạch nhưng xảy ra mưa trái mùa khiến hàng trăm héc ta dưa hấu rũ héo, chết dần, nông dân lâm cảnh trắng tay.

Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu khóc ròng, trắng tay vì mưa trái mùa dị thường

Huyện Phú Ninh là vùng chuyên canh trồng dưa hấu lớn nhất tỉnh Quảng Nam, hộ trồng ít là vài sào, hộ nhiều 15 sào.

Sau đợt mưa lớn bất thường vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng trăm hộ dân trồng dưa hấu lâm cảnh trắng tay.

Vụ dưa được người dân xuống giống đầu tháng 2, hứa hẹn sẽ bội thu nhưng chỉ trong chớp mắt đã mất hết.

Bà Đặng Thị Thanh (thị trấn Phú Thịnh) cho hay, mới hôm trước đi thăm ruộng thấy dưa phát triển tốt, tưởng được mùa vậy mà giờ mất sạch.

“Mưa lớn bất thường kéo dài 3 ngày khiến cả ruộng dưa ngập nước. Nước rút hết thì gốc bị úng, nắng lên thì héo rũ rồi chết dần”, bà Thanh buồn rầu.

Nhà bà Thanh trồng 3 sào, số tiền đầu tư giống, phân bón, chi phí khác hết gần 7 triệu đồng nhưng giờ dưa đã chết sạch.

Hộ của bà Nguyễn Thị Thu Lan (trú thị trấn Phú Thịnh) cũng lâm cảnh tương tự. Sau hai tháng chăm sóc, 8 sào dưa cho khoảng 15 tấn, có thể thu gần 80 triệu đồng.

Trừ chi phí, tiền lãi khoảng gần 50 triệu đồng. Thế nhưng đợt mưa trái mùa hiếm thấy đã khiến ruộng dưa của bà ngập nước.

Để vớt vát, bà thu hoạch hai sào dưa trồng sớm được gần 2 tấn, bán giá 4.000 đồng/kg. Diện tích còn lại quả non bán không ai mua, bà đành bỏ tại ruộng.

"Vài ngày nữa tôi nhổ lên dọn sạch ruộng chuyển qua trồng lúa vụ tới. Vụ dưa này thất thu, mất hơn 20 triệu đồng vốn đầu tư”, bà Lan xót xa nói.

Nhiều nông dân cho hay, dưa hấu gặp mưa lớn kéo dài, ruộng bị ứ nước thì không thể phát triển. Lúc nắng lên, gốc và rễ sẽ thối rữa, không thể cung cấp dinh dưỡng nuôi cây, vì vậy quả sẽ bị khô héo.

Ông Trịnh Ngọc An - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Ninh cho biết vụ dưa này địa phương trồng khoảng 387ha, tập trung ở xã Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành... "Đợt mưa lớn bất thường khiến 259 ha dưa hấu hư hỏng, phòng đã báo và đề xuất tỉnh hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất", ông An thông tin.

Không chỉ có dưa hấu bị thiệt hại, những cơn mưa lớn trái mùa cũng khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của bà con nông dân Quảng Nam bị ngập nước, ngã đổ hư hỏng nghiêm trọng.

Những ngày đầu tháng 4, tại các cánh đồng ruộng ở huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình;… thuộc tỉnh Quảng Nam nhiều diện tích lúa của nông dân vẫn còn ngập nước, ngã đổ hư hỏng.

Không chỉ có hoa màu bị thiệt hại mà thời tiết bất thường cũng đã làm nhiều lồng bè nuôi cá của người dân trên sông Thu Bồn bị cuốn trôi ra biển, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Theo đó, nhiều lồng bè nuôi cá bớp, dìa;… của ngư dân xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên; phường Cửa Đại, TP Hội An; xã Bình Dương, huyện Thăng Bình trên sông Thu Bồn bị sóng đánh vỡ trôi dạt.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam, đợt mưa trái mùa những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho nông dân Quảng Nam. Trong đó, về lúa có 2.963 ha bị thiệt hại hoàn toàn, 1.585 ha bị thiệt hại 50 - 70%, 174 ha bị thiệt hại từ 30 đến 50%; khoảng hơn 8.400 ha lúa đang trổ bông bị ngập nước nên khả năng hư hại rất cao, các đang địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, báo cáo.

Về hoa màu có 495 ha bị thiệt hại hoàn toàn, 318 ha bị thiệt hại từ 50-70%, 71 ha bị thiệt hại từ 30-50%.

Về nuôi trồng thủy sản có 110 ha ao nuôi tôm bị thiệt hại, 3 nhà bè nuôi cá cố định trên Sông Thu Bồn tại khu vực xã Duy Nghĩa-Duy  Xuyên bị đứt neo trôi dạt xuống cửa biển Cửa Đại và trôi ra biển.

Tin Cùng Chuyên Mục

Quảng Trị: Mưa lũ bất thường kéo dài, nông dân thon thót lo mất mùa lúa đông xuân

icon 0

Hàng nghìn ha lúa vụ Đông Xuân cùng hoa màu các loại của người dân tỉnh Quảng Trị bị ngập úng. Nhiều tuyến đường ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn hoặc bị chia cắt sau mưa lớn bất thường từ ngày 31/3.

Huế: Lốc xoáy làm hàng loạt nhà tốc mái, ghe thuyền bị chìm, nhiều người bị thương

icon 0

Lực lượng dân quân, Huyện đoàn Phú Lộc đang khẩn trương hỗ trợ người dân xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tập trung khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra vào chiều ngày 31/3.

Việt Nam chủ động ứng phó với biến đổi khí hậuicon0Trong bản cam kết của mình, Việt Nam đã cam kết giảm 9% lượng phát thải bằng nội lực và 27% nếu có sự hỗ trợ của nước ngoài.

Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Nghệ An có xu thế tăng cường độ và mức độ nguy hiểm theo thời gian

icon 0

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 phê duyệt báo cáo “Đánh giá khí hậu tỉnh Nghệ An” thời kỳ 2009 - 2019.

Hồ đập lâu năm xuống cấp, hư hỏng nặng, người dân hạ du lo sợ 'bom nước' mùa mưa lũ

icon 0

Những hồ đập ở Nghệ An được xây dựng từ 50-60 năm trước đã xuống cấp nghiêm trọng. Hồ chứa hàng triệu khối nước nhưng trên thân đập đã xuất hiện nhiều điểm sụt lún, đứt gãy khiến người dân lo ngại nguy cơ từ những quả ''bom nước'' mùa mưa lũ.

Thanh niên, bộ đội gặt lúa, dọn đồng giúp nông dân vùng 'rốn lũ' ở Đắk Lắk

icon 0

Những ngày qua, các lực lượng đoàn viên thanh niên, công an, bộ đội, dân quân tự vệ… tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã cùng nhau giúp bà con nông dân gặt lúa, chuẩn bị cho mùa vụ mới.

ĐBSCL đối diện nhiều rủi ro trước biến đổi khí hậu và đập thủy điện

icon 0

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải “đương đầu” với các vấn đề mới, chất lượng nguồn nước mặt, sử dụng nguồn nước ngầm, sự sụt lún đất cũng là một vấn đề đáng quan tâm...

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão hướng vào Bình Định - Bình Thuận

icon 0

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong ngày hôm nay. Đến 1h ngày 26/10, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km, có khả năng mạnh lên thành bão

icon 0

Một áp thấp nhiệt đới vừa xuất hiện trên Biển Đông. Vào hồi 16 giờ chiều 24/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 115,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Đông Nam.

Hàng chục hộ dân thấp thỏm dưới chân núi nứt toác cả năm, cứ mưa là phải đi lánh nạn

icon 0

Sau hơn 1 năm bị ảnh hưởng bởi sạt lở núi nghiêm trọng, hàng chục hộ dân ở huyện Con Cuông (Nghệ An) vẫn chưa được bố trí tái định cư. Mỗi khi trời có mưa, họ lại phải kéo nhau đi lánh nạn để đảm bảo an toàn.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook