“Nổi nốt mờ phổi sau khi tiêm vắc-xin Sinovac”: Chính quyền chưa điều tra đã bác tin đồn

Chia sẻ Facebook
29/09/2022 14:27:13

Gần đây, chủ đề "nốt mờ phổi xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin Sinovac" trên tìm kiếm nóng tại Trung Quốc khiến người dân 'đứng ngồi không yên'.

Gần đây, chủ đề “nốt mờ phổi xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin COVID của Sinovac” trong danh sách tìm kiếm nóng tại Trung Quốc Đại Lục khiến người dân ‘đứng ngồi không yên’. Giới chức đã gửi công văn bác bỏ tin đồn, nói rằng vắc-xin bất hoạt không liên quan đến nguy cơ nốt mờ phổi. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc bác bỏ tin đồn mà không có điều tra nào là vô trách nhiệm.

Vắc-xin Sinovac. (Nguồn ảnh:cadu.rolim /Shutterstock)

‘Nốt mờ phổi xuất hiện sau tiêm vắc-xin Sinovac’ trở thành chủ đề tìm kiếm nóng


Ngày 22/9, nền tảng trực tuyến “Vệ Bá Hưng nói về cải cách y tế” (Wei Baixing Talks About Medical Reform) đã đăng một bài viết có tên “Sinovac trở thành [từ khóa] tìm kiếm nóng vào lúc nửa đêm, các chủ đề liên quan đạt hơn 100 triệu lượt xem” . Bài báo tổng hợp những cáo buộc của cư dân mạng rằng “sau khi tiêm vắc-xin Sinovac của Bắc Kinh, qua việc khám sức khỏe đã phát hiện có các nốt mờ phổi.”


Bài viết chỉ ra các bài đăng gần đây trên Weibo ở Trung Quốc Đại Lục phàn nàn về các nốt mờ phổi đã xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin Sinovac. Trong bài viết, một cư dân mạng cho biết: “Tôi đã thấy rất nhiều người tiêm (vắc-xin) xong, sau khi đi khám sức khỏe, phát hiện nốt mờ phổi. Một người bạn thân của tôi cũng vậy. Tôi không dám đi khám sức khỏe, nhưng tôi thường xuyên ho trước khi ngủ vào ban đêm.”


Có cư dân mạng cho rằng: “Tôi cũng suy nghĩ rất lâu, sao năm nay khám sức khỏe tự dưng lại nổi nốt mờ phổi? Hóa ra đây là nguyên nhân sao?”, “Thảo nào 5 trong số 7 người ở văn phòng chúng tôi bị nổi nốt mờ phổi”, “Mặc dù tôi không muốn gây dư luận, nhưng 2, 3 tháng qua, một số bạn bè xung quanh tôi đều bị nổi mề đay, hoặc nổi nốt mờ phổi. Hai người phụ nữ đi kiểm tra các nốt mờ phổi không phải là nhóm người hút thuốc lá.”

Chủ đề trên lại tiếp tục thu hút sự chú ý, lượt tìm kiếm nóng trên toàn bộ Internet đã vượt quá 20 triệu trong hơn 2 giờ, nhưng nó đã bị chặn.


Tuy nhiên, các từ khóa liên quan đến “Sinovac Bắc Kinh”, “Vắc-xin Sinovac”, “Tố cáo vắc-xin Sinovac” và “Vắc-xin Sinovac nổi nốt ở phổi” đã vượt quá hàng chục triệu lượt tìm kiếm nóng, tổng cộng hơn 100 triệu lượt.

Vắc-xin Sinovac là vắc-xin bất hoạt, được phát triển bởi công ty Sinovac Biotech. Nó là một trong những loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ra đời sớm nhất ở Trung Quốc.


Để trả lời cho chủ đề nóng này, ngày 25/9, Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc, cựu nghiên cứu viên virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng năm 2020, khi Sinovac quyết định sản xuất một loại vắc-xin bất hoạt, ông đã từng nêu lên mối lo ngại này.

Ông cho biết, vắc-xin bất hoạt sản xuất tại Trung Quốc không phải là vắc-xin bất hoạt hoàn toàn. Trong cộng đồng quốc tế, vì sao nhiều quốc gia và nhiều công ty dược không đi con đường vắc-xin bất hoạt?

Bởi vì họ biết rằng virus mới xuất hiện, họ chưa hiểu hết tác hại của nó như thế nào. Vì vậy, nếu muốn tạo ra một vắc-xin bất hoạt, trước tiên phải đạt được một lượng virus rất cao, bất hoạt nó, sau đó mới có thể sản xuất vắc-xin quy mô lớn.  Điều này yêu cầu rất cao về cơ sở vật chất và các khía cạnh khác. Các yêu cầu về quy trình cũng rất nghiêm ngặt, mới có thể bất hoạt hoàn toàn.


“Tôi lo lắng rằng nếu một số vắc-xin Sinovac không bị bất hoạt hoàn toàn, trong đó vẫn còn một lượng nhỏ virus đang hoạt động, thì quá trình tiêm chủng sẽ tương đương với việc tiêm một lượng nhỏ virus vào cơ thể của một số người. Sức đề kháng của nhiều người có khả năng chịu được một lượng nhỏ virus, nhưng sẽ luôn có một số người bị tổn thương ở một mức độ nào đó.”


“Trên thực tế, trong trường hợp nhiễm COVID-19 thông thường, gần 3% -20% người sau khi nhiễm, sẽ xuất hiện các nốt mờ phổi (nốt nhỏ dưới 3 cm).”


“Nếu một số người đã tiêm chủng bị nhiễm một lượng nhỏ virus bất hoạt, cũng cũng sẽ xuất hiện tình trạng này. Họ sẽ phát hiện ra rằng họ có các nốt mờ phổi khi đi khám sức khỏe, và sẽ thấy hiệu ứng này trên CT, mà bản thân cũng không biết nguyên nhân. Nhưng trên thực tế, bạn có thể đã bị nhiễm một lượng nhỏ COVID-19. Khả năng này rất cao.”


“Hiện giờ tôi thấy rất nhiều người từ Trung Quốc Đại Lục báo cáo vấn đề này, tôi vẫn lo lắng về nó. Tôi nghĩ rằng nhiều loại vắc-xin bất hoạt không phải là bất hoạt hoàn toàn.”


Ngày 10/4/2021, ông Cao Phúc (George F. Gao), Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, thừa nhận tại “Hội nghị Quốc gia về vắc-xin và sức khỏe năm 2021” được tổ chức tại Thành Đô, Tứ Xuyên, rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin trong nước không cao, và các nhà chức trách đang xem xét việc phối trộn các loại vắc-xin được sản xuất bằng các công nghệ khác nhau. Sau đó, ông Cao Phúc đã phủ nhận điều này.

Tháng Bảy năm nay, ông Cao Phúc chính thức bị sa thải.

Không điều tra mà bác tin đồn là vô trách nhiệm


Ngày 24/9, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc “Economic Daily” (Kinh tế Nhật báo) đã đăng một bài viết bác bỏ tin đồn. Bài viết nói rằng vắc-xin bất hoạt không liên quan đến nguy cơ xuất hiện các nốt mờ phổi, và đừng để những tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến tình hình chống dịch chung.

Báo cáo cũng cho biết, nhiều chuyên gia đã bác bỏ tin đồn này, và nói rằng từ góc độ miễn dịch, vắc-xin bất hoạt không liên quan đến nguy cơ xuất hiện nốt mờ phổi.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc cho rằng đây là một thái độ rất vô trách nhiệm. Các chuyên gia này phải chăng đã nghiên cứu sâu hơn về những người xuất hiện nốt mờ phổi? Họ có đưa ra những dữ liệu cụ thể hay không?

Ông cho biết, trong năm 2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thúc đẩy việc quảng bá vắc-xin trong nước và đẩy nhanh việc mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng liệu chúng ta có thể kiểm soát chặt chẽ quá trình và đạt được 100% bất hoạt hay không? Đây là một thách thức lớn.

Nếu kiểm soát không chặt chẽ, một số người sẽ bị nhiễm một lượng nhỏ virus do tiêm vắc-xin. Một số người có thể chất tương đối yếu, tất nhiên sẽ bị nổi nốt mờ phổi. Hơn một tỷ người của Trung Quốc đã được tiêm vắc-xin. Dù chỉ là xác suất một phần vạn, thì có bao nhiêu người sẽ có nguy cơ mắc bệnh này?

Ông nói rằng Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công bố đầy đủ thông tin, về tác dụng phụ của chính vắc-xin sản xuất trong nước. Điều này tự nó đã là một vấn đề lớn khác.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc chỉ ra rằng ĐCSTQ yêu cầu người dân phải tiêm phòng, trong khi vắc-xin lại chứa một lượng nhỏ virus, điều này chắc chắn sẽ khiến một số người gặp họa.

Vì vậy chính phủ nên tiến hành điều tra kỹ lưỡng, hoặc Sinovac nên tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, chứ không phải đưa một vài chuyên gia đứng ra bác bỏ tin đồn, mà không tiến hành điều tra cụ thể và không có dữ liệu hỗ trợ là xong. Điều này rất vô trách nhiệm.


Ông Ngô, một nhân viên cổ trắng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh nói với Epoch Times rằng các bộ phận liên quan nên tiến hành điều tra, và đánh giá độc lập về cáo buộc của cư dân mạng. Nếu quả thực có liên quan đến vắc-xin, thì nên hỗ trợ, bồi thường cho nạn nhân và loại bỏ nó nếu cần thiết. Như vậy mới là một thái độ có trách nhiệm, thay vì để các chuyên gia nhà nước đứng ra bác bỏ tin đồn ngay khi có cáo buộc.


Ông Ngô nói rằng điều đáng tiếc là dưới hệ thống toàn trị không minh bạch của ĐCSTQ, hầu như không thể thực hiện các cuộc điều tra như vậy. Những phản ứng bất lợi do vắc-xin COVID gây ra gần như là vùng cấm ở Đại Lục. Vì nó liên quan đến vấn đề “tính đúng đắn chính trị” , về độ an toàn của vắc-xin trong nước, nên chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ bao che cho họ.

Nạn nhân: Quan chức mới là những kẻ nói dối nhiều nhất

Ông Trương Hải, một nạn nhân của dịch viêm phổi Vũ Hán, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 25/9 rằng ông đã xem rất nhiều tin tức trên Internet về các nốt mờ phổi do vắc-xin Trung Quốc gây ra.

Ông chất vấn, nếu vắc-xin có hiệu quả, tại sao chủ tịch tỉnh và thị trưởng không làm gương tiêm-vắc xin trên truyền hình trực tiếp? Chính phủ đã dùng nhiều cách khác nhau để buộc người dân phải tiêm. Nếu vắc-xin là tốt, thì người dân có bị buộc phải tiêm như vậy không?

Mặc dù các quan chức Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng vắc-xin nội địa là an toàn và đáng tin cậy, nhưng nhiều nguồn tin đã chỉ ra rằng thực sự có tồn tại vấn đề vắc-xin mất hiệu quả và có nhiều tin tức tiêu cực về vắc-xin nội địa Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong 8 năm từ năm 2010 – 2018, cả nước (Trung Quốc) đã có không dưới 8 vụ vắc xin giả, vắc xin độc.

Ông cho rằng có quá nhiều nạn nhân đều ra mặt, chứng minh rằng tiêm vắc-xin Trung Quốc gây ra rất nhiều tổn hại. Nhưng Chính phủ lại kiểm soát ngôn luận, truyền thông và các kênh có thể lên tiếng. Họ có thể đóng tài khoản và sau đó nói rằng người dân tung tin đồn thất thiệt.


“Tôi nghĩ họ mới là những người tung tin đồn nhiều nhất. Thứ nhất, các cơ quan chính phủ của ĐCSTQ không có uy tín; thứ hai, người dân hoàn toàn không tin họ.”

Trước đây, còn có tin đồn rằng các loại vắc-xin như Sinovac dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu. Tháng Năm năm nay, một bức thư ngỏ của những bệnh nhân ung thư máu, từ hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc, đã được lan truyền trên Internet Đại Lục, tố cáo rằng họ đã mắc bệnh sau khi tiêm vắc-xin COVID. Các loại vắc-xin được tiêm chủ yếu là Sinovac và Sinopharm.

Trung Quốc: Hai bức thư ngỏ tố cáo vắc-xin Sinovac gây ung thư


Những nạn nhân này hy vọng chính quyền ĐCSTQ sẽ không coi bệnh nhân như kẻ thù và đàn áp họ, đồng thời nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không phản đối chính sách tiêm chủng quốc gia, nhưng xảy ra chuyện thì cũng phải có người chịu trách nhiệm, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng Sinovac, công ty kiếm được 90 tỷ mỗi năm, phải chịu trách nhiệm, cung cấp quỹ viện trợ nhân đạo 10 tỷ nhân dân tệ để điều trị cho nhóm người bệnh bị bạch cầu của chúng tôi.”


Tháng Bảy năm nay, kênh “Vệ Bá Hưng nói về cải cách y tế” cũng đăng một bức thư ngỏ có tên “Hơn 1.000 trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 tập thể, cha mẹ khóc lóc cầu cứu!”. Bức thư cáo buộc, những đứa trẻ sau khi được tiêm vắc-xin bất hoạt như Sinovac và Sinopharm, chúng sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, phải tiêm insulin suốt đời, cũng như phải đựng sự đau đớn về cả thể xác và tinh thần.

Nghi ngờ hơn 600 trẻ em TQ bị tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 nội địa

Đầu tháng Hai năm nay, một bản ghi âm của học giả Harvard Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng) đã bị rò rỉ trên Internet, tiết lộ những những cấu kết lợi ích đằng sau chính sách phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ.

Theo thông tin mà ông Hoàng Vạn Thịnh có được, một công ty tập đoàn ở Trung Quốc đã kiếm được 670 tỷ nhân dân tệ (tương đương 93,57 tỷ USD) chỉ riêng từ việc xét nghiệm axit nucleic. Con số này chỉ chiếm 1% tổng thu nhập chống dịch.

TQ: Thấy gì từ “lợi nhuận khủng” của 10 công ty xét nghiệm axit nucleic?

Ông cũng chỉ ra rằng việc giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cấu kết trong việc xét nghiệm axit nucleic, đã dẫn đến tình huống chỉ cần có 1 hoặc 2 ca bệnh, thì bèn tiến hành xét nghiệm toàn bộ khu vực.

Nhóm lợi ích phía sau họ cũng nhân cơ hội này kiếm lời lớn. Ngoài ra, việc cưỡng chế tiêm vắc-xin, tiêm mấy mũi đều có liên quan đến các nhóm lợi ích. Ông cũng nhấn mạnh rằng không có quốc gia nào trên thế giới tiến hành miễn dịch theo cách này.


Bình Minh (t/h)

Nghi ngờ hơn 600 trẻ em TQ bị tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 nội địa Hơn 600, thậm chí hàng ngàn trẻ em trên toàn Trung Quốc, sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac thì bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Chia sẻ Facebook