Nơi du khách bị phạt tiền nếu mang theo bánh Trung thu nhân thịt
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, Đài Loan khuyến cáo du khách không mang theo bánh Trung thu nhân thịt để tránh bị phạt nặng.
Du khách tới Đài Loan được cảnh báo không mang theo các loại bánh Trung thu nhân thịt để tránh bị phạt nặng, do chính quyền hòn đảo đang thi hành chính sách cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.
Theo CNA, chiến dịch ngăn chặn hoạt động nhập khẩu bánh Trung thu nhân thịt lợn và các sản phẩm thịt khác được Đài Loan bắt đầu thực hiện từ ngày 18/8, do lo ngại số vụ vi phạm sẽ gia tăng đột biến trong thời gian tới nhất là dịp Tết Trung thu sắp tới gần. Trung thu năm nay rơi vào ngày 10/9.
Trong nỗ lực tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Đài Loan (CEOC) cho biết sẽ tăng cường công tác giám sát và kiểm tra những gói hàng được chuyển tới hòn đảo, cũng như ở các khu vực biên giới.
Nếu vi phạm lần đầu, người vi phạm sẽ bị phạt 200.000 Đài tệ (6.658 USD). Nếu tái phạm, mức phạt sẽ tăng lên thành 1 triệu Đài tệ (hơn 33.000 USD). Những người đăng bài quảng cáo trực tuyến về các sản phẩm liên quan tới thịt lợn cũng sẽ bị phạt 150.000 Đài tệ (gần 5.000 USD).
Theo CEOC, kể từ tháng 8/2017, 382 trong tổng số 4.250 mẫu xét nghiệm hàng hóa được lấy tại các khu vực biên giới cho kết quả dương tính với virus gây dịch tả lợn châu Phi. Trong số này có 309 mẫu là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đại lục, và 8 mẫu hàng hóa từ Thái Lan.
Hồi tháng Năm, Nepal trở thành quốc gia mới nhất ghi nhận các ca mắc dịch tả lợn châu Phi. Kể từ năm 2005, 69 quốc gia đã báo cáo các ca mắc dịch tả lợn châu Phi tới Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE) công bố bao gồm 31 nước châu Phi, 22 nước châu Âu và 16 nước châu Á.
Minh Thu (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Kinh tế khó khăn khiến ‘dân chơi hàng hiệu’ bán tháo đồ để lấy tiền tiêu
icon 0
Kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của công tác phòng chống dịch Covid-19 khiến nhiều 'dân chơi hàng hiệu' tại Trung Quốc phải bán tháo đồ để lấy tiền mặt.
Trung Quốc lại mang cá, tôm, cua ra xét nghiệm Covid-19
icon 0
Để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron, các thành phố ven biển của Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cá, tôm và cua.
Mạng xã hội của ông Trump bỗng trở nên ‘hot’ sau vụ khám xét nhà riêng
icon 0
Theo Sky News, mạng xã hội Truth Social do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra đã trở nên phổ biến chóng mặt kể từ khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đột kích vào bất động sản của ông ở California.
‘Kẻ cướp’ ngân hàng được người dân bênh vực vì lòng hiếu thảo
icon 0
Người đàn ông trở thành 'kẻ cướp bất đắc dĩ' khi xông vào ngân hàng và yêu cầu được rút tiền trong tài khoản cá nhân để chi trả viện phí cho người bố.
Vì sao Nhật Bản khuyến khích người dân quay lại 'bàn nhậu'?
icon 0
Theo Financial Times, tại Nhật Bản, một cuộc thi có tên “Sake Viva!” (Rượu sake muôn năm!) đã được phát động nhằm tìm ra những cách hiệu quả để khuyến khích thế hệ trẻ từ 20 đến 39 tuổi uống nhiều đồ uống có cồn hơn.
Những quốc gia ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu
icon 0
Theo nhà phân tích tài chính, Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Belyaev Hà Lan, Anh, Pháp, Na Uy, Ba Lan, cũng như các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha thực tế không phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
XEM THÊM BÀI VIẾT