Nợ chồng nợ, mẹ vẫn gắng bán ve chai nuôi con ăn học

Chia sẻ Facebook
09/11/2022 19:31:03

Dù cuộc sống khó khăn, nợ còn chưa trả hết nhưng người phụ nữ vẫn gắng làm việc để kiếm tiền nuôi con ăn học. Với bà, điều quan trọng là con được tới trường để có tương lai đẹp hơn.

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không chịu lùi bước mà luôn cố gắng để được tới trường. Ngoài giờ học, các bạn trẻ chấp nhận làm thêm, sống tằn tiện để mong kiếm con chữ, tương lai tươi sáng hơn.

Công việc ve chai vất vả, thu nhập thấp nhưng vì cuộc sống nên nhiều người vẫn phải làm. (Ảnh: Lao Động)


Mẹ nuôi con đại học từ gánh ve chai

Mới đây, báo Tuổi Trẻ đã đưa tin về câu chuyện của nam sinh Đặng Văn Kỳ (sống tại Thừa Thiên Huế) là con út trong gia đình có mẹ làm thu nhặt ve chai, bố bệnh nặng thường xuyên đi lang thang khắp xóm làng. Bố không có khả năng lao động nên mọi gánh nặng của gia đình đổ dồn lên đôi vai mẹ (bà Tám) nay đã 56 tuổi.

Bà làm mọi việc để có tiền cho con ăn học. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Được biết, kể từ khi còn nhỏ, Văn Kỳ đã rất ngoan ngoãn, ngoài thời gian học còn tranh thủ theo mẹ nhặt ve chai hay làm bưng bê, phục vụ cho các cửa hàng. Làm việc nhiều là vậy nhưng nhiều năm liên tiếp Văn Kỳ đạt danh hiệu học sinh hỏi. Gần đây, cậu đã trở thành tân sinh viên của Đại học Huế khoa kỹ thuật và công nghệ.

Gia tài của mẹ con Văn Kỳ chẳng có gì ngoài căn nhà cấp 4 được chính quyền hỗ trợ xây từ năm 2013. Thời điểm đó để hoàn thiện nhà, bà Tám chạy vạy khắp nơi, vay mượn được gần 30 triệu đồng đến giờ vẫn chưa thể trả hết. Hoàn cảnh éo le như vậy nên bây giờ bà chẳng dám nghĩ tới gánh nặng học phí của các con lên tới hàng chục triệu đồng.

Bà muốn con tới trường để có cuộc sống tốt đẹp hơn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)


Bà chia sẻ với báo Tuổi Trẻ: “Nhiều lúc cảm thấy bất lực, nuôi hai đứa con trai học đại học rất tốn kém, trong khi gia đình thiếu thốn trăm bề không biết làm gì để bù đắp. Ước chi chồng vẫn còn mạnh khỏe”. Tương lai dường như mù mịt nhưng bà Tám vẫn kiên quyết, dù đánh đổi bất cứ cái gì cũng gắng gượng để con cái được học hành tới nơi tới chốn. Bà nghẹn ngào: “Đời chúng tôi đã khổ rồi, không để con phải khổ hơn nữa”.

Về phần Văn Kỳ, kể từ khi nhập học Đại học Huế, cậu luôn cố gắng dù chặng đường còn nhiều gian nan. Hàng ngày, Kỳ phải đạp xe đạp đã cũ kỹ trên quãng đường dài 10km tới trường. Ngoài ra, cậu đang tìm kiếm khắp nơi công việc có thể làm thêm để hỗ trợ mẹ khoản học phí.

Không rõ rồi tương lai của gia đình Văn Kỳ sẽ đi về đâu nhưng tinh thần vượt khó của em khiến nhiều người ngưỡng mộ. Dù khó khăn, gian khổ thế nào đi chăng nữa, cả mẹ và em đều xác định phải học hành đến nơi đến chỗ để tương lai tươi sáng, sớm thoát cảnh nghèo.

Cậu cố gắng học tập, sống tằn tiện. (Ảnh: Tuổi Trẻ)


Bố bán vé số nuôi con học đại học

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn như câu chuyện trên, trước đây mạng xã hội từng chia sẻ về người cha Nguyễn Văn Anh khi phải lang thang khắp nơi để bán vé số kiếm tiền nuôi con học đại học. Ông Văn Anh sinh ra ở vùng quê nghèo, phải làm mọi việc để nuôi gia đình. Sóng gió ập đến khi ông gặp sự cố mất đi sức lao động và phải lang thang khắp nơi bán vé số. Dù nghèo khổ nhưng ông vẫn luôn gắng để 2 con trai học hành đến nơi đến chốn.

Người cha bán vé số nuôi con đi học. (Ảnh: Vietnamnet)


Thế nhưng, hoàn cảnh quá nghèo khiến cậu con cả bỏ dở ước mơ vào Đại học Đà Lạt. Mọi niềm hi vọng được gia đình gửi gắm vào Nguyễn Ngọc Sĩ - con trai út. Nhờ kiên trì học tập, cậu đã đỗ vào Đại học Công Nghệ thông tin truyền thông Việt Hàn. Ngày nghe tin con đỗ đại học, ông Anh không khỏi vui mừng, tâm sự: “Nó báo kết quả lúc tôi đang đi bán, mừng quá tôi bỏ ngang đi về phòng. Gọi lại, nó bảo ba chuẩn bị tinh thần, tui nói ba biết rồi, rồi tự nhiên nước mắt trào ra”.

Những tờ vé số giúp nhiều người kiếm tiền lo cho gia đình. (Ảnh minh họa: Lao Động)


Để có chi phí cho con đi học, hàng ngày ông chấp nhận làm việc tới 1h sáng. Sáng từ 4h30 đã thấy ông thức giấc rồi lao ra đường kiếm sống. Mỗi ngày ông chỉ dám tằn tiện bỏ ra 20 nghìn đồng ăn 3 bữa. Ông nói: “Mỗi ngày 20.000 đồng tôi ăn ba bữa, nhiều người bán hàng thấy thương, họ gắp thêm cho đồ ăn nên cũng đủ no. Mình già rồi, tình thương và tương lai cả nhà dành cho thằng út”.

Cậu cố gắng học tập để không phụ lòng bố. (Ảnh: Vietnamnet)

Ngôi nhà trọ nhỏ mà người bố ở để tiết kiệm tiền cho con ăn học. (Ảnh: Vietnamnet)

Những câu chuyện vượt khó lúc nào cũng truyền cảm hứng, điều tích cực tới cuộc sống. Họ là những tấm gương sáng minh chứng cho việc, dù cuộc sống khó khăn nhưng mỗi chúng ta cũng cần nỗ lực và cố gắng hết sức để tương lai được tốt đẹp hơn.


Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN !

Nhiều người sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi đến cơm ăn ngày 3 bữa còn chưa đủ. Chính vì vậy những nhu cầu thiết yếu như đi học cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Dường như phải sống trong sự thiếu thốn, khổ cực từ nhỏ nên họ thường có ý chí kiên cường, nỗ lực vươn lên, trở thành tấm gương sáng trong cuộc sống, truyền cảm hứng cho giới trẻ. Điều quan trọng không phải vạch đích mình sinh ra mà bản thân mỗi người đã cố gắng như thế nào.


Theo dõi thêm bài viết TẠI ĐÂY.

Chia sẻ Facebook