Niềm cảm hứng từ Phạm Văn Lượng - Doanh nhân 9X chuyên nâng niu cổ vật

Chia sẻ Facebook
04/10/2022 18:05:51

Phạm Văn Lượng câu chuyện thành công không có gì là dễ dàng và hôm nay chúng tôi được phỏng vấn một doanh nhân trẻ nghề đồ cổ. Chưa bàn đến tiềm năng to lớn về giá trị kinh tế mà nghề này mang lại, mỗi câu chuyện đằng sau mỗi cổ vật - một trong những yếu tố quyết định giá trị của cổ vật đó - cũng đủ đã đánh thức bất cứ một lý trí tò mò nào để lắng nghe nó.


Từ một tình yêu thuần khiết và giản dị

Phạm Văn Lượng là người con của vùng đất Nam Định, trong làng Hải Minh, Hải Hậu vốn nổi tiếng với nghề làm gỗ lâu đời, cũng như là cái nôi cho rất nhiều những tay buôn đồ cổ từ sành sỏi nhất cho đến sơ khai nhất. Nhưng đối với Lượng, niềm đam mê dành cho đồ cổ đã đến hết sức tự nhiên và tinh tế.

Phạm Văn Lượng chàng trai 9x với đam mê cổ vật

Nói về đồ cổ, đa phần nhiều người sẽ nghĩ đó là một đồ vật có "tuổi thọ" xuất xứ từ rất lâu, mang một nét đặc trưng văn hóa nào đó và thuần mục đích là trang trí. Nhưng có vẻ như không chỉ như vậy, một bộ bình Satsuma cách đây hai trăm năm, một pho tượng nhỏ từ thời Pháp thuộc, hay một cái phích nước sắt từ thời chống Mỹ... Mang trong mình giá trị không chỉ đơn thuần là chỉ dựa vào chất liệu, mà còn là một câu chuyện mang giá trị tinh thần hết sức to lớn, mà những người đã chơi ngành này và trót si mê nó thì luôn sưu tầm như một trong những thú vui, hay lớn hơn là sứ mạng của cuộc đời họ. Và Lượng cũng vậy.

Mọi chuyện bắt đầu khi Lượng về thăm ông bà ở quê Nam Định và có cơ hội tham quan ngôi làng của mình. Như đã đề cập ở trên, Lượng nhanh chóng được tiếp cận với rất nhiều những tay buôn có những bộ sưu tập lớn hết sức giá trị. Và như một lẽ rất tự nhiên, Lượng đam mê những món cổ vật có phong cách mang hơi hướng thiết kế của Châu Âu.

Một góc bộ sưu tập của Lượng


"Có những bức tượng hay đèn tượng Châu Âu khủng ,đồng hồ ODO 36/10, hay những tác phẩm gốm sứ Satsuma cổ giá trị. Có những món lên tới nhiều tỷ đồng! Lúc đấy nhìn vào là cả một gia tài khổng lồ đối với mình. Thú thật là nhìn vào rất thèm, nhưng để sưu tầm đồ cổ theo đúng ý mình thích thì nhiều tiền lắm!" - Lượng chia sẻ về phong cách đồ cổ mà mình đam mê.


Đến chặng đường gian nan thổi bùng ngọn lửa đam mê

Để nuôi sở thích đồ cổ vốn phải tốn rất nhiều tiền, Lượng có những bước đi rất thú vị.

Nhận thấy tại thị trường miền Nam có rất ít những tiệm gốm sứ mang thương hiệu của Bát Tràng, anh đã tỉnh táo và nhanh nhạy khi nhập mặt hàng này và mở tiệm buôn chuyên cho đồ gốm sứ Bát Tràng. Khởi điểm từ những bộ ấm chén với giá trị thấp, từ vài ba trăm nghìn đồng đến một triệu đồng, cơ sở chuyên phân phối Ngọc Phúc được ra đời và giữ tên thương hiệu cho đến tận bây giờ.

Lượng bên bộ sưu tập đồng hồ ODO của mình

Nhờ sự năng động không ngại thử cái mới, Lượng kết hợp việc buôn bán công khai và minh bạch với livestream trên nền tảng Facebook để tìm kiếm cho mình nhiều tương tác hơn, cũng như những mối làm ăn lâu dài. Với lượng vốn và quy mô của tiệm ngày càng phát triển, Lượng nhập thêm những bộ bàn ghế mang hơi hướng lối cổ và những bộ gốm sứ Bát Tràng với giá trị ngày càng lũy tiến. Kiến tha lâu đầy tổ - và rồi cuối cùng chàng trai 9X cũng đã chạm được bước đầu tiên của mình trên con đường đam mê mà anh đã ấp ủ từ rất lâu.

Những sản phẩm đồ cổ ngày càng được xuất ra thị trường nhiều hơn. Những chiếc mobylette nhập từ Pháp về, những chiếc máy phát nhạc cổ từ Thụy Điển, những cặp đèn đá... Nhưng chắc chắn là phải nhắc đến đồng hồ treo tường và đồng hồ tượng đến từ Pháp và Đức - vốn là dòng mà Lượng tâm huyết và yêu thích nhất.

Lượng đặc biệt thích những dòng đồng hồ cổ của Pháp và Đức


Từ sự giao lưu và những tay buôn tiền bối giàu kinh nghiệm trong quá khứ, nay anh cũng đã là một phần trong cuộc chơi này. Những người mà hiện nay anh giao lưu không còn chỉ là những người đơn thuần yêu thích về cổ vật mang phong cách Châu Âu, mà đó còn là những doanh nhân thành đạt cũng rất hứng thú với những câu chuyện và tâm hồn của từng cổ vật. Nhưng có lẽ, đáng nhớ nhất chính là lần được cung tiến cặp đèn đá Italia cho nhà thờ lớn tại Hà Nội. "Đó không còn là câu chuyện về lợi nhuận! Đến bây giờ tôi vẫn rất biết ơn cô Nga vì đã cho tôi niềm vinh dự đó, khi có thể cống hiến và cung tiến một phần giá trị đời mình cho nhà thờ.".

Vì để có thể cung tiến phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt của Cha Xứ và những người có trình độ thẩm định rất cao. Và cuối cùng buổi lễ cung tiến một cặp đèn của anh vào ngày 17 tháng 12 năm 2021 đã thành công viên mãn.

Nhà thờ lớn Hà Nội (bên phải) nơi có cặp đèn Italia mà Lượng cung tiến


Tiếp tục cho sứ mạng của mình, Lượng hiện đang nhắm đến các sàn thương mại điện tử quốc tế . "Trong thời đại chuyển đổi số như bây giờ,chúng tôi sẽ không chỉ dừng ở thị trường Việt Nam, điều chúng tôi hướng tới là kết nối toàn cầu, những người có cùng đam mê với mình để có thể san sẻ giá trị và sẽ có những sàn đấu giá trực tuyến trên các trang thương mại điện tử như Ebay mang thương hiệu Việt Nam". Song song với đó, hiện nay Lượng vẫn đang có những buổi chia sẻ kiến thức về đồ cổ miễn phí trên nền tảng Facebook của mình với rất nhiều những buổi livestream, như để cảm ơn cho những sự giúp đỡ và may mắn mà nghề này đã mang lại cho mình.

Chia sẻ Facebook