Những tình huống khiến mẹ "đỏ mặt" trong phòng sinh: Không mặc quần chưa phải xấu hổ nhất!
Với các mẹ đi sinh lần đầu, những tình huống này có thể khiến mẹ bối rối, ngượng ngùng.
Mang thai tháng cuối chắc hẳn nhiều mẹ sẽ rất hồi hộp và lo lắng cho ca sinh nở sắp tới của mình. Khi những cơn đau chuyển dạ bắt đầu xuất hiện, người mẹ cần nhập viện để theo dõi và chuẩn bị cho việc sinh bé. Đi đẻ với mỗi mẹ là một câu chuyện chẳng ai giống ai nhưng rất nhiều mẹ bầu lần đầu sinh nở vẫn chưa quên được những tình huống xấu hổ dưới đây.
Bác sĩ nam đỡ đẻ
Rất nhiều bác sĩ nam làm việc trong khoa sản nên chuyện các mẹ gặp bác sĩ nam đỡ đẻ vẫn rất thường xảy ra. Nhưng cũng vì vậy nhiều mẹ có tư tưởng truyền thống không thể chấp nhận được và cảm thấy rất khó khăn, ngại ngùng.
Trên thực tế, các bác sĩ nam xử lý tốt hơn bác sĩ nữ trong một số trường hợp khẩn cấp và các bác sĩ nam cũng có thể lực tốt hơn để trợ giúp các sản phụ khi cần dùng sức. Mặc dù bác sĩ nam đỡ đẻ thuận lợi hơn nhưng nhiều chị em vẫn hi vọng gặp bác sĩ nữ đỡ đẻ, dù áp lực tâm lý cũng không quá lớn.
Các bác sĩ sản là nam đỡ đẻ có thể khiến mẹ thấy ngượng ngùng. (Ảnh minh họa)
Dọn dẹp lông "vùng kín"
Dọn dẹp lông vùng kín không chỉ được thực hiện với những mẹ sinh thường mà cả những sản phụ sinh mổ để đảm bảo khu vực này sạch sẽ cho quá trình đỡ đẻ hoặc mổ đẻ, tránh nhiễm trùng cho bé.
Việc này khiến nhiều mẹ bầu không khỏi bỡ ngỡ, xấu hổ, tuy nhiên với các bác sĩ thì đây là việc rất bình thường. Dù vậy, để tránh gặp phải tình huống này, mẹ bầu những tuần cuối thai kỳ có thể tự thực hiện trước ở nhà việc dọn dẹp lông vùng kín để đến khi lên bàn đẻ không phải trải qua cảm giác “đỏ mặt” này.
Phải trần truồng trước các y bác sĩ
Khi sinh thường, các mẹ sẽ được bác sĩ và y tá nhắc về việc cần cởi quần áo. Nếu là sinh thường thì vẫn có thể mặc áo ở nửa trên nhưng nếu sinh mổ thì phải cởi hết quần áo và trần truồng cả cơ thể. Vì vậy, thông thường khi bước vào phòng sinh, việc đầu tiên là mẹ bầu phải cởi bỏ quần áo.
Khi đẻ thường, mẹ sẽ phải để trống phần dưới còn đẻ mổ thì "lột sạch" hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Điều này gây ra những ngại ngùng và khó chịu đối với các mẹ, cảm giác đến ngày về già cũng không thể quên được. Nhưng vì một công cuộc vượt cạn thành công, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều và hãy vượt qua sự bối rối của mình.
Cảm xúc hỗn độn
Nhiều mẹ chia sẻ do mất kiểm soát và quá đau trong lúc sinh, nên sẽ mọi cảm xúc trở nên hỗn độn, có mẹ tức giận, khóc lóc, thậm chí nói bậy để giải tỏa sự đau đớn. Khi nghĩ lại mẹ sẽ thấy xấu hổ với các y bác sĩ hay người thân chứng kiến, nhưng để sinh con khỏe mạnh thì đôi khi "hình tượng" của mẹ cũng không còn quan trọng nữa.
Nhiều mẹ bầu khi đau đẻ sẽ khóc lóc hay thậm chí nói bậy làm "mất hết hình tượng". (Ảnh minh họa)
Đi vệ sinh không tự chủ
Hầu hết các sản phụ được khuyên không nên ăn uống nhiều trước giờ sinh. Tuy nhiên với những mẹ đẻ mổ có giờ sinh rõ ràng thì việc này không khó thực hiện nhưng với những bà mẹ đẻ thường, chị em vẫn phải ăn để lấy sức rặn đẻ và từ đây tình huống dở khóc dở cười cũng xảy ra.
Không ít sản phụ cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi bác sĩ hô rặn đẻ, bà mẹ đó không rặn ra con mà lại rặn ra… phân, khiến phòng sinh có mùi và y tá phải dọn dẹp. Đây có lẽ là tình huống khiến mẹ bầu bối rối, xấu hổ nhất có thể xảy ra trong phòng đẻ. Vậy nhưng thực tế nó không phải là chuyện hiếm gặp và với các bác sĩ thì hoàn toàn có thể thông cảm được với sản phụ nên mẹ chỉ cần tiếp tục tập trung vào cuộc sinh.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/nhung-tinh-huong-khien-me-do-mat-trong-phong-sinh-khong-ma... Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/nhung-tinh-huong-khien-me-do-mat-trong-phong-sinh-khong-mac-quan-chua-phai-xau-ho-nhat-c59a10036.html
Đây là 3 kiểu mẹ bầu khi vào phòng sinh làm các y bác sĩ ngao ngán bởi chính các mẹ đã khiến cho ca sinh nở của mình trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Xem thêm chủ đề Sinh con
Theo Minh An (Tổng hợp) (Thời báo văn học nghệ thuật)