Những thói quen ăn uống nên ngừng ngay kẻo "rước bệnh vào thân"

Chia sẻ Facebook
08/07/2022 23:31:59

Dưới đây là những thói quen ăn uống không tốt cho sức khoẻ mà nhiều người không biết.


Ăn không đúng giờ

Ăn đúng giờ là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa, nhưng nhiều người không làm được. Bởi vì người hiện đại thường không quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, họ có xu hướng trì hoãn giờ ăn hoặc đơn giản là bỏ ăn khi bận công việc. Thậm chí có người còn duy trì chế độ ăn đều đặn mỗi ngày một bữa.

Những thói quen xấu này rất có hại cho sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Nếu không được cải thiện kịp thời, theo thời gian, những thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày và các bệnh khác. Khi tình trạng nặng hơn có thể chuyển thành ung thư dạ dày.

Ngoài ra, bỏ bữa sáng là một thói quen cần phải thay đổi. Mọi người đều cần năng lượng vào buổi sáng. Có thể chỉ cần ăn nhẹ một miếng trái cây với một ít sữa, một quả trứng luộc hoặc một chén ngũ cốc, theo Eat This, Not That.


Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh tiện lợi nhưng lại có nhiều chất béo bão hòa. Điều này làm tăng axit béo dư thừa trong máu, gây ức chế hoạt động của insulin. Do đó, khi nạp nhiều đồ ăn nhanh, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tiểu đường.

Ăn uống không khoa học không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.


Thường xuyên ăn các thực phẩm muối chu a

Các thực phẩm muối lên men dễ sinh ra các vi khuẩn và các chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, đó chính là các tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.


Ăn các thực phẩm để qua đêm

Người Việt hay có thói quen tiết kiệm khi ăn uống. Đặc biệt là thói quen bảo quản thức ăn thừa vào tủ lạnh để ngày hôm sau ăn để tránh bỏ phí. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi nhưng tốc độ chậm hơn so với bảo quản ngoài. Vì ở nhiệt độ 5-8°C, các vi sinh vật có hại vẫn có thể phát triển và gây biến đổi protein trong thực phẩm. Quá trình này sẽ tạo ra nitrat, nitrit có hại cho cơ thể, gây nên hiện tượng nhiễm độc, ung thư.


Uống nhiều rượu và thức uống có ga

Việc uống quá nhiều rượu hay nước ngọt có thể khiến cơ thể tích tụ lượng lớn chất béo dự trữ, dễ gây ra các chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả bệnh tiểu đường.


Ăn vặt mọi lúc mọi nơi


Ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính sẽ làm dư thừa calo và gây béo phì. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ rằng ăn vặt là không đáng kể, đó là lý do tại sao kế hoạch giảm cân của nhiều người không hiệu quả.

Hãy thêm nhiều thực phẩm tạo cảm giác no vào bữa ăn chính và ăn nhiều rau hơn.


Thức khuya


Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe , kể cả cách thức chúng ta ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormon kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm.

Không ngủ đủ giờ, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn, bạn cần phải ăn thêm nên lượng thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.


Trúc Chi (t/h theo Lao Động, Tiền Phong)

Chia sẻ Facebook