Những sự kiện tuần tới: Kinh tế thế giới tiếp tục trên con đường gập ghềnh
Một năm đầy biến động đối với thị trường tài chính đang bước vào chặng cuối, với việc nước Anh phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng và các thị trường đổ dồn sự chú ý vào dữ liệu việc làm của Mỹ để xác định mức độ ảnh hưởng của việc Fed tăng lãi suất đối với nền kinh tế Mỹ.
Các đồng tiền của Úc và New Zealand đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, làm gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, trong khi cử tri Brazil chuẩn bị bầu cử. Đó là những sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra trong tuần tới.
1/ Nước Anh giữa cuộc khủng hoảng lớn
Khi bộ trưởng tài chính mới của Anh, Kwasi Kwarteng, phát biểu tại hội nghị thường niên của Đảng Bảo thủ, diễn ra vào Chủ nhật (2/10), những người theo dõi sẽ không chỉ là những người trung thành trong đảng.
Nước Anh đang ở trung tâm của cơn bão kinh tế, được kích hoạt bởi kế hoạch tài khóa mà ông Kwarteng công bố ngày 23 tháng 9 khiến thị trường kinh hoàng với việc cắt giảm thuế quy mô chưa từng có kể từ năm 1972 và tăng vay nợ của chính phủ. Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục và lợi suất trái phiếu tăng cao buộc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phải can thiệp để ngăn chặn sự biến động của thị trường.
Việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cam kết mua 69 tỷ USD trái phiếu chính phủ dài hạn đã giúp thị trường nước này dịu lại, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng cuộc khủng hoảng đã kết thúc. Và việc mua trái phiếu vào thời điểm BoE đang tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm tổn hại đến uy tín của họ.
IMF và một số tổ chức khác đã chú ý tới các sự kiện ở Vương quốc Anh và xem xét tác động của chúng đối với toàn cầu.
2/ Dữ liệu việc làm tháng 9 của Mỹ
Dữ liệu việc làm của Mỹ công bố vào ngày 7 tháng 10 sẽ cho thấy liệu biện pháp tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cuối cùng có tạo ra tác động hay không.
Dữ liệu việc làm trong quá khứ cho thấy nền kinh tế vẫn đang ổn định bất chấp một số đợt tăng lãi suất quy mô lớn - bằng chứng thường được chứng thực bằng các chỉ số lạm phát mạnh vài tuần sau đó.
Một báo cáo khác như vậy về tháng 9 có thể giúp củng cố khả năng ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tích cực hơn trong việc thắt chặt tiền tệ, điều mà các thị trường có khả năng bị ảnh hưởng bởi những lo lắng về việc lãi suất có thể tăng cao như thế nào trong nỗ lực kiềm chế lạm phát tồi tệ nhất trong vòng 40 năm. Ngược lại, các dấu hiệu về tăng trưởng việc làm xấu đi nhanh chóng có thể làm dấy lên lo ngại rằng việc Fed mạnh tay thắt chặt đang đẩy nền kinh tế tiến tới suy thoái.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 250.000 việc làm trong tháng 9.
3/ Úc và New Zealand với áp lực thắt chặt tiền tệ
Việc tiền tệ của Úc và New Zealand rơi tự do xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đang gây áp lực lên ngân hàng trung ương của các nước này trong việc đưa ra chính sách thắt chặt hơn nữa.
Đối với Ngân hàng Dự trữ của Úc, thị trường đặt cược có 50% khả năng họ sẽ nâng lãi suất thêm 1/2 hoặc 1/4 điểm vào Thứ Ba (4/10). Đối với New Zealand, các nhà giao dịch hoàn toàn tin rằng Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất nửa điểm nữa vào thứ Tư (5/10) và có 20% đặt tỷ lãi suất sẽ tăng 75 điểm cơ bản.
New Zealand là nước đầu tiên trong số những nước phát triển tăng lãi suất, cách đây một năm, trong khi Úc đã thực hiện một trong những chiến dịch tăng lãi suất tích cực nhất trong lịch sử của mình.
Nhưng việc tăng tốc thắt chặt chính sách ở những nơi khác, đặc biệt là ở Mỹ, đã làm giảm lợi thế về lãi suất thắt chặt ở những nước này. Với việc đồng đô la Úc và đô la New Zealand đều rất nhạy cảm với sự dao động của tâm lý rủi ro, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng.
4/ Bầu cử ở Brazil diễn ra giữa lúc chính trị ở Mỹ Latinh có rất nhiều biến động
Cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva ở cánh tả được dự đoán sẽ thay thế Tổng thống Jair Bolsonaro ở cánh hữu. Ông Lula da Silva có vẻ đã sẵn sàng phá bỏ quy tắc tài khóa quan trọng nhất của nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Một số cuộc thăm dò cho thấy ông Lula có thể nhận được hơn 50% số phiếu để giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.
5/ Lãi suất tăng khiến các thị trường lao dốc
Vài tháng gần đây, thị trường tài chính ngày càng lao dốc, có nghĩa là năm nay chắc chắn sẽ là năm tổn thất nhất từ trước đến nay đối với bất kỳ ai may mắn không phải trải qua Thế chiến thứ hai, trừ khi họ để tất cả các khoản tiền của mình bằng đồng USD.
Các ngân hàng trung ương đã biến thành những cỗ máy chống lạm phát. Chứng khoán thế giới đã giảm tiếp 5% kể từ tháng 6, trong khi giá dầu giảm hơn 20%, trong khi Nhật Bản và Anh đều buộc phải can thiệp vào thị trường tiền tệ hoặc trái phiếu.
Liệu vài tháng tới tình hình có tốt lên không là một tình huống khó có thể xảy ra. Mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy lạm phát toàn cầu có thể đang lên đến đỉnh điểm, nhưng các ngân hàng trung ương lớn lại có vẻ bị mắc kẹt trên con đường tăng lãi suất. Trong khi đó, một số sự kiện địa chính trị sẽ diễn ra, đó là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu rẽ sang một bước ngoặt mới.
Tham khảo: Refinitiv