Những nguyên nhân khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm
Rất nhiều người thường xuyên phải trải qua cảm giác trằn trọc khi ngủ đêm, thậm chí là tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại. Dưới đây là một số những lí do tại sao.
Hiện tượng tỉnh giấc giữa đêm hoặc trằn trọc khó ngủ đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người. Trong khi đó, việc ngủ đủ giấc lại vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng tinh thần của chúng ta bởi đây là cách để chúng ta nạp năng lượng cho một ngày mới. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bạn trằn trọc, khó ngủ về đêm để cải thiện tình trạng này nhé:
Quá nhiều áp lực
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mất ngủ và dễ tỉnh giấc giữa đêm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là càng mất ngủ thì bạn càng dễ bị áp lực, lo lắng cùng nhiều cảm xúc tiêu cực khác.
Không có khung giờ ngủ cố định
Nếu bạn thường phải thức dậy sớm các ngày trong tuần để đi làm đúng giờ thì việc bạn muốn được ngủ thêm vào cuối tuần là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy vậy, việc ngủ muộn hoặc dậy muộn một vài ngày trong tuần có thể làm rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ về lâu dài.
Thay vì thức dậy muộn vào cuối tuần, hãy thử đi ngủ vào một khung giờ nhất định, sau một vài tuần, bạn thậm chí sẽ không cần báo thức để tỉnh dậy này. Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái vì đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
Nhiệt độ phòng quá nóng
Nếu muốn thức dậy với một cảm giác sảng khoái, tốt nhất là bạn nên ngủ trong căn phòng có nhiệt độ thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta ngủ ngon hơn trong môi trường lạnh. Thậm chí, nhiệt độ trong phòng ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ nhiều hơn là những tiếng ồn bên ngoài.
Trong khi ngủ, thân nhiệt của chúng ta sẽ tăng lên so với khi thức giấc. Việc phòng quá nóng tiếp tục dẫn đến thân nhiệt tăng cao thêm một lần nữa và dễ gây ra tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
Chế đô ăn kiêng không bơ sữa
Melatonnin là một loại hormone quan trọng giúp gửi tín hiệu tới não để nhắc chúng ta về cơn buồn ngủ. Đây cũng là chất thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Đáng chú ý, sữa là một trong những nguôn cung cấp melatonin tốt nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn cắt giảm hoàn toàn bơ sữa trong chế độ ăn, bạn có thể sẽ không có một giấc ngủ chất lượng.
Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ
Màn hình điện tử phát ra ánh sáng xanh làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể và chống lại cơn buồn ngủ. Do đó, thay vì xem TV, điện thoại, máy tính, hãy chọn một hoạt động thư giãn khác trước giờ đi ngủ như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
Quá nhiều bụi bẩn trong phòng ngủ
Trong khi ngủ, những hạt bụi nhỏ có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bạn dẫn tới ho và khó thở, dó đó cũng là tác nhân gây ra rối loạn giấc ngủ. Chính vì vậy, nhiều người dễ dàng bị tỉnh giấc giữa đêm và khó có khả năng ngủ lại được. Để cải thiện điều này, bạn nên vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, tránh sử dụng thảm trong phòng ngủ (do thảm là vật dụng bạn không thể giặt thường xuyên, khiến chúng bám bụi và thậm chí là gây dị ứng).
Ăn vặt trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen ăn vặt vào buổi đêm. Tuy nhiên, thói quen này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn không hiệu quả. Điều này không có nghĩa bạn nên đi ngủ khi cảm thấy đói. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn một bữa trước khi đi ngủ 4 tiếng để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn.