Những lợi ích không ngờ của việc nhai
Thông thường, người ta chỉ nghĩ đến việc đốt cháy calo thông qua việc vận động tay chân, nhưng không ngờ động tác nhai lại tiêu thụ nhiều calo đến vậy.
Nhai có thể đốt cháy nhiều calo
Khi nói đến các cách để đốt cháy calo, ít người nghĩ đến việc nhai. Gần đây, một nghiên cứu mới có thể thay đổi suy nghĩ này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhai tiêu tốn khoảng 3% năng lượng mà chúng ta đốt cháy mỗi ngày.
Nhai đốt cháy nhiều calo hơn bạn tưởng. Con người có hàm và răng nhỏ hơn so với các loài linh trưởng khác. Ví dụ, Australopithecus, một loài hominid sống ở châu Phi, có răng to gấp 4 lần người hiện đại và cơ hàm lớn.
Con người nhai hiệu quả hơn và tốn ít thời gian và năng lượng hơn để nhai. Khỉ đột dành 90% thời gian trong ngày để nhai thức ăn, cũng như các loài nhai lại như dê và bò. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người hiện đại chỉ dành khoảng 7 phút mỗi ngày để nhai.
Con người chọn ăn thức ăn mềm, dễ nhai và cắt nhỏ thức ăn cho dễ ăn. Kết quả là dành ít thời gian và năng lượng dành cho việc nhai hơn. Con người dành nhiều năng lượng hơn cho những việc khác cũng như nghỉ ngơi và phục hồi.
Tăng thời gian nhai thích hợp có thể giúp giảm béo phì.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy những người béo phì có xu hướng nhai thức ăn ít hơn những người gầy, mặc dù họ ăn cùng một lượng thức ăn. Khi nhóm nghiên cứu yêu cầu mọi người nhai mỗi miếng 40 lần, cả những người gầy và béo phì trong nghiên cứu đều ăn ít hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Cải thiện hoạt động nhai có thể là một công cụ hữu ích trong cuộc chiến chống béo phì".
Ngoài ra, nhai còn mang lại một số lợi ích như sau:
Tránh bị bệnh
Nhai kỹ thức ăn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi nhai, một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, được gọi là TH17 được kích thích, tế bào này giúp bạn chống lại một số bệnh.
Kích thích tiêu hoá
Quá trình nhai làm tăng tiết nước bọt, bao gồm các enzyme amylase và lipase. Các enzym này bắt đầu quá trình tiêu hóa chất béo và tinh bột trong miệng của bạn.
Tăng hấp thu dưỡng chất
Khi thức ăn được nhai kỹ, ruột của bạn sẽ dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn.
Giúp răng chắc khoẻ
Khi nhai kỹ thức ăn, các xương hàm của bạn được “tập thể dục”, nhờ đó mà bạn có một hàm răng chắc khoẻ hơn.
Hạ Thảo
Tin Cùng Chuyên Mục
Gắp chiếc kim băng phong thuỷ trong dạ dày bé 6 tháng tuổi
icon 0
Các bác sĩ BV Nhi đồng thành phố, TP.HCM vừa gắp kịp thời kim băng phong thủy 'ăn ngon ngủ ngon' suýt đâm thủng dạ dày bé gái 6 tháng tuổi.
Con gái 14 tuổi mới dậy thì có dùng cốc nguyệt san được không?
icon 0
Gần đây con xin phép mẹ cho con dùng tampon (cốc nguyệt san) vì con nghĩ sẽ thoải mái, sạch sẽ hơn rất nhiều. Mình chỉ e ngại con còn nhỏ, nếu dùng tampon sớm thì có bị ảnh hưởng đến màng trinh hay không?
Dấu hiệu đàn ông bắt đầu già: Trên cơ thể có 2 vị trí to ra, 2 vị trí teo đi
icon 0
Sau khi nam giới bước qua tuổi 45 chất lượng tổng thể sẽ từ từ suy giảm, và lão hóa sẽ tiếp tục đến gần với dấu hiệu trên cơ thể như sau.
Cả ngày ăn lòng lợn, đêm rơi cảnh 'phạm phòng'
icon 0
Sau một ngày liên hoan và ăn lòng lợn, uống rượu, nửa đêm về nhà người đàn ông quan hệ tình dục với vợ vào thời điểm chính Tý dẫn tới 'thượng mã phong'
Cháu bé bị bắt cóc tại Bệnh viện Chương Mỹ hiện ra sao?
icon 0
Giám đốc Bệnh viện Chương Mỹ Đỗ Viết Tuyến cho biết cháu bé bị bắt cóc sau khi được bà nội kịp thời phát hiện sức khoẻ vẫn ổn định.
Sắp đến mùa tựu trường, trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19?
icon 0
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo, để bước vào năm học mới một cách an toàn cần phải tiêm đủ hai mũi vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Uống hạt này trong vòng 15 ngày, đàn ông nâng cao ‘bản lĩnh phái mạnh’
icon 0
Kỳ tử là vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sáng mắt, thường được dùng trong các bài thuốc tăng cường sinh lý nam giới.
Sợ con gái mới lớn làm điều dại dột, mẹ trẻ 'lừa' con đi khám và cái kết không thể ngờ
icon 0
2 tháng xuất hiện đều đặn, 2 tháng sau 'đèn đỏ' của Khánh Chi 'biến mất'. Mẹ cô bé lo đứng ngồi, sợ cô có bầu nên đã 'lừa' con đến viện khám trứng cá….
Cúm, sốt xuất huyết, Covid-19 'đe dọa' trẻ mùa tựu trường
icon 0
Theo ghi nhận số trẻ mắc Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại, trong khi đó còn nhiều bệnh khác cũng đang rình rập trẻ mùa tựu trường như cúm, sốt xuất huyết...
XEM THÊM BÀI VIẾT