Những loại củ mọc mầm cực độc, biết mà tránh kẻo "mắc bệnh"
Có những loại rau củ bảo quản không đúng cách khi ăn vào có thể gây hại sức khỏe, thậm chí "nuôi dưỡng" tế bào ung thư.
Hạt lạc nảy mầm
Lạc nảy mầm là thực phẩm nguy hiểm đối với sức khỏe. Bởi vậy, nếu bắt gặp lạc nảy mầm thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn, bởi nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư.
Không chỉ nảy mầm mà lạc mốc cũng có thể sản sinh một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê vào danh sách những chất gây nguy cơ ung thư ở người.
Khoai lang nảy mầm
Khoai lang nảy mầm cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi nảy mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả sau khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Vì vậy tuyệt đối không được ăn những thực phẩm trên.
Khoai tây nảy mầm
Thấy khoai tây mọc mầm nhiều người tiếc của vẫn để lại và tiếp tục ăn. Tuy nhiên trong thực tế, khoai tây hay mọc mầm vào mùa hè và tạo ra một chất độc có tên là solanine. Nếu ăn loại củ mọc mầm này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy cùng một loạt các triệu chứng của ngộ độc.
Mầm khoai tây được coi là rất độc hại do nồng độ cao các chất glycoalkaloid trong mầm của nó. Chất alkaloid trong mầm khoai tây gây độc hại tới hệ thần kinh bằng cách can thiệp vào khả năng của cơ thể điều tiết chất acetylcholine đây là một loại chất hóa học có trách nhiệm kiểm soát các xung thần kinh.
Chất độc này đa phần sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài khiến cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (khoảng 1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (khoảng 0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (khoảng 0,03-0,05gr/kg ).
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo để đảm bảo an toàn mọi người cũng không nên ăn những củ khoai lang đã mọc mầm hay những củ khoai tây có màu xanh sậm bởi nguy cơ mắc các bệnh như ung thư gan hay ung thư dạ dày khi ăn loại củ mọc mầm này là rất lớn.
Dưa muối xổi
Rau dưa muối chua là món ăn được nhiều người Việt yêu thích để ăn kèm mỗi bữa cơm. Nhiều người thường ăn những món ăn này ngay cả khi nó chưa được lên men kĩ, vẫn còn vị hăng, cay. Dưa còn màu xanh dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu khoa học, trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Bí đỏ để lâu
Với vi ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe .
Trúc Chi (theo Tiền Phong, Giao Thông)