Những kỷ vật không thể quên về một thời chống dịch COVID-19 cam go ở TP.HCM

Chia sẻ Facebook
22/11/2022 11:31:43

Quần áo bảo hộ, bình oxy, giấy đi đường... gắn liền với hành trình vào tâm dịch của các tình nguyện viên nghệ sĩ, của các y bác sĩ đã được đặt trang trọng trong một triển lãm chuyên đề để nhắc nhớ về một giai đoạn lịch sử không thể lãng quên.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (quận 3, TPHCM) vừa khai mạc triển lãm chuyên đề "Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại TPHCM" với nhiều hiện vật tái hiện chân thực về một chặng đường chống dịch cam go của thành phố.

Gây ấn tượng ngay với những ai đến tham quan là hình ảnh bộ đồ bảo hộ quen thuộc suốt những tháng ngày đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài.

Trong ảnh là bộ trang phục phòng dịch từng được diễn viên xiếc Tchiu Hiển Phước sử dụng. Đi kèm là chiếc thẻ đeo dành cho các thành viên đội tình nguyện phòng chống dịch của Thành Đoàn TPHCM.

Tư trang đồng hành với

Cùng với đó là bút tích lưu đọng những lời động viên, chia sẻ với nhau trong thời khắc gian khó.

Những chiếc bình oxy trở thành một phần của lịch sử. Ngay khi dịch bệnh bùng phát, các trạm oxy y tế lần lượt ra đời, trở thành cứu cánh cho bao người trong giây phút sinh tử. Cũng từ đây, không quản ngại gian lao,

Từ phát minh của doanh nhân Hoàng Tuấn Anh, 'ATM' gạo lần lượt xuất hiện khắp các quận, huyện tại TPHCM, góp phần lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng lúc nguy khốn. Nam CEO trẻ tuổi cũng là một tình nguyện viên năng nổ, hết mình trong công tác chống dịch, ngay cả khi nhiều thành viên trong gia đình anh nhiễm COVID-19.

Là một sản phẩm xuất hiện hết sức kịp thời từ sự sáng tạo của các nhà khoa học trẻ, buồng khử khuẩn, máy khử khuẩn được sử dụng trong rất nhiều địa điểm và sự kiện trên địa bàn thành phố.

Cùng với đồ bảo hộ, những chiếc khẩu trang y tế 'đặc chủng' là vật dụng sát cánh với mỗi cán bộ, nhân viên y tế, công an, lực lượng dân phòng... mỗi khi làm việc. Có lẽ, khó ai có thể ngờ đến chiếc khẩu trang cũng có lúc trở thành 'chứng nhân' lịch sử.

Đôi dép này được bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TPHCM sử dụng trong thời gian tham gia chống dịch. Giờ đây vật dụng đã trở thành một kỷ vật đáng nhớ.

Những chiếc radio của Giuse Trần Đình Long (Trung tâm Mục vụ Giáo phận Sài Gòn) được dùng ghi âm và phát lại những lời sẻ chia, động viên, tiếp thêm sức mạnh tinh thần giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Chiếc nồi của bếp từ thiện Hoa Sala (quận Bình Thạnh) đã được dùng nấu thức ăn cho các y bác sĩ làm việc ở các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt (1925 - 2021) vẫn miệt mài may những chiếc khẩu trang để gửi tặng bà con phòng chống dịch trong năm 2020 - 2021.

Chiếc nôi được Bệnh viện Hùng Vương sử dụng để chăm sóc các em bé sơ sinh khi không có mẹ cạnh bên chăm sóc (do bị mắc COVID-19).

Băng chuyền là công cụ hữu ích giúp vận chuyển lương thực, thực phẩm giữa người này với người khác nhằm hạn chế tiếp xúc trong thời điểm bệnh dịch dễ lây lan. Sản phẩm do Công ty TNHH PVH Star chế tạo và sử dụng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2021.

Những khoảnh khắc không quên về một thời kỳ gian nan nhưng cũng hết sức nghĩa tình tại TPHCM.

Ngắm nhìn những hình ảnh thành phố dần đi qua đại dịch, chúng ta không khỏi bùi ngùi xen lẫn sự trân quý.

Một khoảnh khắc cho thấy Sài Gòn sắp 'khỏe' và nới lỏng giãn cách xã hội.

Một sự công nhận, ghi nhận những sự đồng cam cộng khổ đối với các tình nguyện viên đã cống hiến tâm sức của mình đối với công cuộc chống dịch.

Dự kiến, triển lãm diễn ra đến tháng 6/2023

Chia sẻ Facebook