Những kiểu ăn tưởng tốt nhưng "tàn phá" sức khỏe khôn lường

Chia sẻ Facebook
23/11/2022 14:07:52

Một số kiểu ăn kiêng thời thượng, thói quen bỏ bữa hoặc ăn các bữa quá gần nhau có thể gây hại sức khỏe nhưng nhiều người chủ quan.


Thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe

Theo Medical Xpress, công trình dẫn đầu bởi tiến sĩ Yangbo Sun từ Khoa Y tế dự phòng của Trung tâm Khoa học y tế thuộc Đại học Tennessee (Mỹ) đã chỉ ra 3 kiểu ăn làm tăng nguy cơ tử vong ở người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên, có liên quan đến nhiều chế độ ăn kiêng "thời thượng".


Chỉ ăn một bữa mỗi ngày: Duy trì thói quen này có thể tăng nguy cơ tở vong do mọi nguyên nhân từ tuổi 40 trở lên. Thứ hai, là bỏ bữa: Bỏ bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch trong khi bỏ bữa trưa làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.


Khoảng cách các bữa ăn quá gần nhau: Đối với người ăn đủ bữa mỗi ngày nhưng trong đó có 2 bữa liền kề cách nhau chỉ 4,5 giờ hoặc ít hơn, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cũng tăng.


Ăn kiểu gián đoạn: "Vào thời điểm mà việc nhịn ăn gián đoạn được quảng cáo rộng rãi như một giải pháp để giảm cân, cải thiện sức khỏe, trao đổi chất và ngăn ngừa bệnh tật, thì nghiên cứu của chúng tôi rất quan trọng đối với phần lớn người Mỹ trưởng thành ăn ít hơn ba bữa mỗi ngày", tiến sĩ Yangbo Sun nói.

Các nhà điều tra đã phân tích dữ liệu từ một nhóm hơn 24.000 người Mỹ trưởng thành từ 40 tuổi trở lên đã tham gia Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) từ năm 1999 đến 2014 trong đó đánh giá chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và hành vi sức khỏe 2 năm một lần.

Tình trạng tử vong và nguyên nhân từ vong của 4.175 người đã chết cũng được ghi nhận. Đối chiếu với thói quen ăn uống của họ, sau khi tinh chỉnh các biến số liên quan đến loại thực phẩm họ tiêu thụ, lối sống, vệ sinh thực phẩm... các kết quả nói trên đã được đúc kết.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics của TS bác sĩ Wei Bao, Khoa Dịch tễ học của Trường Đại học Y tế Công cộng thuộc Đại học Iowa (Mỹ) cho biết, bỏ bữa đồng nghĩa với việc phải nạp vào một lúc nhiều năng lượng hơn, điều này có thể làm nặng thêm gánh nặng điều hòa chuyển hóa glucose và dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất sau đó.

Điều này cũng có thể giải thích mối liên quan giữa khoảng thời gian giữa các bữa ăn ngắn hơn và tỷ lệ tử vong, vì thời gian giữa các bữa ăn ngắn hơn sẽ dẫn đến lượng năng lượng nạp vào lớn hơn trong khoảng thời gian nhất định.

Ảnh minh họa.


Cách ăn uống khoa học và lành mạnh


Duy trì chế độ ăn ít natri, giảm muối: Ngoài việc ăn uống đa dạng dinh dưỡng, cân bằng, đúng giờ, đúng lượng, đúng tuổi, thì việc lựa chọn dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng rất quan trọng.

Theo thống kê, lượng muối ăn hàng ngày của nhiều người đang ở mức hơn 8 gam, vượt xa tiêu chuẩn. Vì vậy, người lớn không nên ăn quá 6 gam muối mỗi ngày, tránh xa thực phẩm nhiều muối, ít dùng muối và các gia vị khác khi chế biến thức ăn.


Ăn nhiều trái cây: Đảm bảo ăn ít nhất 250 gam trái cây mỗi ngày, chọn loại trái cây có màu sắc và hương vị khác nhau, chứa nhiều chất xơ, vitamin và nguyên tố vi lượng,… Nhóm này sẽ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bổ sung đa dạng vitamin, tốt cho sức khỏe.


Tăng tỷ lệ hạt thô: Các loại gạo trắng đã đánh bóng tuy ngon nhưng cũng nên kiểm soát một lượng vừa đủ. Đồng thời, bạn nên thường xuyên ăn xen kẽ các loại ngũ cốc thô khác, tăng tỷ lệ ngũ cốc thô trong các bữa ăn trong tuần như yến mạch, gạo lứt, kiều mạch, đậu các loại, cũng có thể tăng cường ăn khoai tây một cách hợp lý.

Lưu ý: Một chế độ ăn uống lành mạnh là một chế độ ăn uống cân bằng và toàn diện, tránh tất cả các thức ăn công nghiệp như thịt chế biến sẵn, thực phẩm chứa axit béo chuyển hóa và đồ uống có đường.

Thực hiện tốt việc kết hợp thịt và rau với các loại thực phẩm tinh/thô, và chỉ nên ăn từ 70-80% khả năng trong mỗi bữa để vừa đủ no và không ăn quá nhiều.


Trúc Chi (theo VTC News, Người Lao Động)

Chia sẻ Facebook