Những đứa trẻ ‘Ma Bùn’ trong lễ hội Pơ Thi
Những cậu bé được đắp lên mình toàn bùn đất để làm sao nhìn càng kinh dị càng tốt, là hình ảnh khó quên trong lễ hội Pơ Thi của người Jarai ở Gia Lai.
Bộ ảnh “Những đứa trẻ ma bùn trong lễ hội Pơ Thi” do nhiếp ảnh gia Khang Chu Long thực hiện.
Lễ Bỏ Mả hay còn gọi Pơ Thi - là lễ hội rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc nơi đây.
Là nghệ sĩ nhiếp ảnh, tác giả muốn tái hiện khoảnh khắc lễ hội và lan tỏa những hình ảnh, phong tục đặc trưng của vùng miền tới công chúng.
Theo quan niệm của người Jarai, sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước, trò chuyện với người đã khuất.
Để hóa trang giống các hồn ma, họ phải đi lựa những màu bùn thật mịn, đẹp và bôi lên người. Hóa trang thành Ma Bùn cho trẻ em nhằm gợi lại những lễ hội ngày xưa cha ông hay làm.
Xét về phương diện tín ngưỡng cũng như tập tục về tang lễ, lễ Bỏ Mả của người Jarai ở Gia Lai là một hình thức đoạn tang hay mãn tang. Nhưng ở góc độ văn hóa lại là một cuộc trình diễn lớn, đỉnh cao của những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian.
Bộ ảnh những đứa trẻ ‘ma bùn’ trong lễ hội Pơ Thi của nhiếp ảnh gia Khang Chu Long:
Tuấn Linh
Ảnh: Khang Chu Long