Những điều cần biết khi quyết định theo đuổi ngành lập trình

Chia sẻ Facebook
07/07/2022 10:12:49

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT tại Việt Nam, trở thành một lập trình viên là mong ước của nhiều người. Nếu muốn theo đuổi và thành công trong ngành lập trình, bạn cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng sau đây.

Những yếu tố cần có để theo đuổi ngành lập trình


Đam mê lập trình

Một điều không thể thiếu dù bạn theo ngành lập trình hay bất kỳ ngành nghề nào khác đó chính là đam mê. Bạn sẽ dành hằng giờ, hằng ngày ngồi máy tính để viết những đoạn code hoặc thiết kế hệ thống website,... Nếu có đam mê, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được căng thẳng, mệt mỏi để trở thành một lập trình viên ưu tú.


Có tinh thần tự học

Ngành lập trình đòi hỏi bạn phải liên tục tự trau dồi, cập nhật những kiến thức, xu hướng công nghệ mới nhất để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại công nghệ thông tin và phục vụ cho công việc thực tế. Ngoài ra, bạn có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm bằng cách đi làm ngay từ những kỳ học lập trình đầu tiên được đào tạo chuyên sâu về thực hành.

FPT Aptech cập nhật các kiến thức, công nghệ mới nhất trong đào tạo


Kỹ năng mềm

Để giải các thuật toán trong lập trình, mọi lập trình viên cần vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, hầu hết tất cả các lập trình viên trong cùng bộ phận kỹ thuật đều phải kết hợp với nhau để hoàn thành một dự án. Ngoài các kiến thức chuyên ngành, phần kỹ năng mềm cũng nên được đào tạo từ trong nhà trường để sinh viên phát triển bản thân và vững vàng khi làm dự án thực tế.

Không thể thiếu Kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế


Có ít nhất một ngoại ngữ

Lập trình là ngành nghề phổ biến trên khắp thế giới, vì vậy thành thạo một ngoại ngữ là lợi thế của bạn trong công việc, đặc biệt là Tiếng Anh. Những đoạn code mà bạn sẽ viết hằng ngày là Tiếng Anh, nên việc trau dồi ngôn ngữ này là điều kiện gần như bắt buộc để trở thành một lập trình viên quốc tế. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn của nước ngoài.

Top 5 vị trí lập trình được ưa chuộng tại Việt Nam 2022


Lập trình viên Backend

Backend là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được. Phần Backend của trang web là sự kết hợp của máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Lập trình viên Backend là người viết những đoạn code và chương trình để vận hành ứng dụng, website. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ tối ưu tốc độ và hiệu suất của website , ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Lập trình viên Backend là người viết những đoạn code (Ảnh: Internet)


Lập trình viên Full-stack

Lập trình viên Full-stack là người có thể nắm vững các ngôn ngữ Frontend để tạo nên phần tương tác với người dùng và giao diện của trang web. Đồng thời, họ cũng làm các công việc của một lập trình viên Backend ở phía máy chủ của lập trình web. Tức là một lập trình viên Full-stack có thể làm việc liên chức năng trên "stack" công nghệ, gồm cả Frontend và Backend. Có thể nói, họ là những người đa năng.

Lập trình viên Full-stack là những người đa năng (Ảnh: Internet)


Lập trình viên Frontend

Frontend là phần hiển thị ra bên ngoài giao diện và tương tác với người dùng. Các lập trình viên frontend chịu trách nhiệm xây dựng giao diện của một trang web dựa vào những bản thiết kế và tối ưu trải nghiệm của người dùng. Lập trình viên frontend giỏi có thể nhìn ra các vấn đề cụ thể trong trải nghiệm của người dùng để đưa ra giải pháp cho phần thiết kế website.

Xây dựng giao diện của một trang web là công việc của lập trình viên Frontend (Ảnh: Internet)


Lập trình viên Android

Có rất nhiều thiết bị di động thông minh đang sử dụng hệ điều hành Android, nên không khó hiểu khi vị trí lập trình viên Android được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm. Công việc chính của một lập trình viên Android đó là thiết lập ứng dụng cho các thiết bị trên nền tảng Android như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc các thiết bị ngoại vi kết nối với hệ điều hành Android,...

Lập trình ứng dụng di động trên Android được đào tạo tại FPT Aptech (Ảnh: Internet)


Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)

Có thể hiểu công việc của một chuyên viên kiểm thử phần mềm là "vạch lá tìm sâu". Bất kỳ một phần mềm, ứng dụng nào trước khi đưa vào hoạt động đều phải trải qua khâu kiểm tra, đây chính là công việc của Chuyên viên kiểm thử phần mềm. Công việc này cần sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ và đôi khi khó tính đúng lúc.


Với mục đích tìm kiếm tài năng và giúp cho học sinh lớp 12 được theo đuổi đam mê Lập trình, FPT Aptech đã và đang trao tặng hàng trăm suất Học bổng 12 Năm Đèn Sách cho các thí sinh đăng ký nhập học chuyên ngành "Lập Trình Viên Quốc Tế". Sau 2 năm đào tạo chuyên sâu thực hành, bạn có thể trở thành lập trình viên Frontend, Backend, Fullstack,... và nhận bằng quốc tế từ Tập đoàn Aptech Ấn Độ.

Chia sẻ Facebook