Những diễn viên thủ vai Mao Trạch Đông thường có kết cục không tốt
Điểm lại, nhiều người từng thủ vai Mao Trạch Đông đều có một kết cục không hay.
Gần đây, diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Lý Dịch Phong, người từng thủ vai Mao Trạch Đông và là Đại sứ hình ảnh của Bộ An ninh Quốc gia, vướng vào vụ bê bối mua dâm nhiều lần gây chấn động cả trong lẫn ngoài Đại Lục. Điểm lại, nhiều người từng thủ vai Mao Trạch Đông đều có một kết cục không hay.
Sau khi Ngô Diệc Phàm, nam diễn viên nổi tiếng Đại Lục, bị nghi ngờ hiếp dâm và cấm sóng hoàn toàn, ‘chàng thư sinh’ nổi tiếng Lý Dịch Phong lại bị bắt vì hành vi mua dâm. Có thể nói, điều này đã giáng một đòn nặng nề vào những người hâm mộ của diễn viên này.
Ngoài ra, Lý Dịch Phong còn đảm nhận vai trò “Đại sứ hình ảnh” trong phim ngắn xây dựng hình tượng do Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc ra mắt vào năm ngoái. Anh đóng vai Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Mao Trạch Đông thời trẻ trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình.
Ngày 20/9, tờ People.cn, kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng bình luận, chỉ ra rằng các nghệ sĩ, ngôi sao đứng trước sân khấu chắc chắn là trọng tâm của những quy định, nhưng các cơ quan quản lý và đại diện đứng sau sân khấu cũng nằm trong diện bị quản lý.
Ngày 19/9, truyền thông tổng hợp đưa tin, gần đây một số cư dân mạng đã chụp được hình ảnh Lý Dịch Phong đang dùng bữa với bạn bè, và có thể suy ra rằng đó là thời điểm sau khi anh được ra tù. Lý Dịch Phong và bạn bè của anh đang uống rượu vui vẻ và họ liên tục cười khẩy, dường như không hề bị ảnh hưởng trước việc gián đoạn công việc, khiến nhiều cư dân mạng bất ngờ.
Năm nay Lý Dịch Phong 35 tuổi, chính thức ra mắt với tư cách ca sĩ, sau khi tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng “Cố lên, chàng trai tài năng” vào năm 2007.
Sau khi ra mắt, anh được mọi người đặt cho danh hiệu “Sân cỏ quốc dân”. Trong hơn 10 năm kể từ khi trình diện, Lý Dịch Phong đã duy trì được độ nổi tiếng cao. Trong những năm gần đây, anh cũng quyết tâm thoát khỏi hình tượng thần tượng của mình.
Năm 2016, anh giành giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, tại Giải thưởng Trăm Hoa (Hundred Flowers Awards) nổi tiếng lần thứ 33 cho bộ phim “Lão Pháo Nhi” (Mr. Six) cùng với Phùng Tiểu Cương và Ngô Diệc Phàm.
Những năm gần đây, Lý Dịch Phong còn đảm nhận vai trò “Đại sứ hình ảnh” cho Bộ An ninh Quốc gia, Viện Kiểm sát Nhân dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản,… và quay nhiều bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc.
Lý Dịch Phong cũng tham gia nhiều phim điện ảnh và phim truyền hình “chủ đề chính” , như “Kiến quân đại nghiệp” (The Founding of an Army), “Hào thủ vào vị trí” (The Glory Of Youth), “Bí ẩn mà vĩ đại” (Fearless Whispers), “Tôi và Quê hương tôi” (My People, My Homeland), v.v.,
Như trong phim “Kiến quân đại nghiệp” , anh đóng vai Hà Trường Công, chỉ huy của Đoàn Hồng quân số 8 và chính ủy của Đoàn Hồng quân số 9, người đã tham gia “Cuộc thảo luận về thu hoạch”.
Trong bộ phim “Người cách mạng” (The Pioneer) ra mắt vào 1/7/2021, như một món quà nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, thậm chí Lý Dịch Phong còn vào vai cố lãnh đạo ĐCSTQ – Mao Trạch Đông thời trẻ. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng của Lý Dịch Phong.
Nhiều cư dân mạng Đại Lục cho rằng: Mao Trạch Đông là một kẻ dâm đãng nổi tiếng, nên có vẻ như Lý Dịch Phong rất hợp với vai diễn này.
Một số người mỉa mai: Nam diễn viên đặc biệt Lý Dịch Phong (người thủ vai Mao Trạch Đông) có hàng chục triệu người hâm mộ, đẹp trai như vậy, không biết bao nhiêu phụ nữ sà vào lòng, lại dùng tiền để đi mua dâm, còn mua dâm nhiều lần. Tinh thần hợp đồng và giao dịch công bằng này khiến bí thư chi bộ thôn, kiêm trưởng thôn của chúng ta sững sờ. Điều này chẳng phải đang làm nhục lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch của chúng ta hay sao. Sao lại có thể dùng tiền mua dâm, hơn nữa mới chỉ vài lần. Dựa trên kinh nghiệm của cán bộ cơ sở của chúng ta, điều này thực bất công cho anh ấy!
Kết cục của những diễn viên thủ vai Mao Trạch Đông
Trước đây, nhiều diễn viên Đại Lục nổi tiếng khi vào vai lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông đều lần lượt gặp xui xẻo. Ví như:
Ông Hồ Nguyệt đóng vai Mao Trạch Đông trong hơn 80 bộ phim điện ảnh và truyền hình. Các tác phẩm của ông gồm loạt phim “Sự cố Tây An”, “Tứ độ xích thủy”, “Bành đại Tướng quân”, “Khai quốc đại điển”, “Đại quyết chiến”… Ngày 2/7/2005, ông Hồ Nguyệt tham dự “Kỷ niệm 100 năm phim Trung Quốc tiếp cận Lâm Quế và Lễ khởi công Công ty Điện ảnh và Truyền hình Lâm Quế” tại huyện Lâm Quế, tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, ông đi tắm hơi với một vài diễn viên đặc biệt, tại một trung tâm tắm hơi ở quận Tam Thủy, tỉnh Quảng Đông. Sau đó, ông cảm thấy tức ngực. Sau khi nhận được thông báo, người nhà đã vội vàng tìm đến. Ngay khi nhìn thấy bác sĩ, ông Hồ lập tức nắm lấy tay bác sĩ, nói: “Tôi không xong rồi, tôi không xong rồi.” Sau khi được cấp cứu, cơ thể của ông vẫn bắt đầu xám đen, sau đó ông tử vong. Mọi người thi nhau suy đoán, vì sao ông Hồ Nguyệt lại đổ bệnh trong một trung tâm tắm hơi massage? Hồ Nguyệt qua đời khi ông 68 tuổi và chưa bao giờ bị bệnh tim trước đó.
Ông Mã Vu Phi, Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Văn hóa Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Phi Minh Vĩ Nghiệp Bắc Kinh, cũng là một diễn viên đặc biệt chuyên đóng vai Mao Trạch Đông. Ngày 16/10/2008, ông Mã đến Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang và những nơi khác để biểu diễn. Ông tử vong tại chỗ trong một vụ tai nạn ô tô, khi chạy đến Cáp Nhĩ Tân, đi ngang qua thành phố Tuy Hóa. Lúc đó ông 51 tuổi. Theo một người bạn trên blog của Mã Vu Phi, ông học tiếp tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, và thu thập một lượng lớn ảnh, tư liệu phim và băng ghi âm về Mao Trạch Đông lúc sinh thời. Nhất cử nhất động của ông ấy đều bắt chước theo thói quen sinh hoạt của Mao Trạch Đông, để chuẩn bị đóng vai này. Văn phòng của ông có đầy đủ các vật dụng liên quan đến Mao, như áp phích, ảnh hồ sơ, cuốn “Mao Tuyển”, và huy chương. Người ta cho rằng những thứ này có âm khí và không tốt cho con người.
Ngoài ra còn có Hà Minh Chí, vốn xuất thân là một doanh nhân, cũng là một diễn viên đặc biệt thủ vai Mao Trạch Đông. Sau khi đóng một vài bộ phim truyền hình liên quan đến Mao, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Sau khi Hà Minh Chí biểu diễn xong trích đoạn bài phát biểu của Mao Trạch Đông, tại “Buổi hòa nhạc Hồng Ca” (những ca khúc cách mạng) ở Trùng Khánh, do Bạc Hy Lai quảng bá, ông “toát mồ hôi hột khắp người”. Đêm hôm đó, sau khi trở về Thành Đô, ông được đưa đến bệnh viện Hoa Tây. Vốn bị ung thư gan, nay ông lại được bệnh viện chẩn đoán là nhiễm trùng phổi. Việc cứu chữa không thành và ông qua đời ở tuổi 51.
Ông Trương Khắc Dao cũng là diễn viên đặc biệt sớm nhất ở Trung Quốc đóng vai Mao Trạch Đông. Ông đã dừng thủ vai Mao Trạch Đông vào năm 1988. Dù sức khỏe của ông không tốt lắm, nhưng vẫn còn giữ được mạng sống. Dường như việc nghỉ diễn đã cứu vớt sinh mạng của ông.
Cư dân mạng Đại Lục cho rằng ĐCSTQ là ác quỷ đang gieo rắc tai họa ở Trung Quốc, và những diễn viên đặc biệt trên đều chết một cách kỳ lạ, khiến người đời phải suy ngẫm. Có người nói Mao Trạch Đông là nhà độc tài khét tiếng nhất trong thế kỷ 20, ông ta giết nhiều người hơn cả Hitler và Stalin cộng lại. Những người đóng vai Mao Trạch Đông tô vẽ cho quỷ chúa và ĐCSTQ, đều đang đầu độc người dân Trung Quốc. Sự xui xẻo ập đến, kỳ thực đều là do “gieo gió thì gặp bão”.
Sau khi ĐCSTQ phát động phong trào “Đại nhảy vọt” vào năm 1958, Trung Quốc đã xảy ra nạn đói kéo dài trong thời gian 4 – 5 năm, nhiều số liệu nghiên cứu chỉ ra hơn 40 triệu người đã thiệt mạng vì kiếp nạn do chính sách duy ý chí này.
Bao nhiêu người chết đói trong thảm họa “Đại nhảy vọt”?
Lý Nhuệ (Li Rui), năm 1959 từng làm thư ký cho Mao Trạch Đông kể lại: “Giơ cao cờ đỏ, chỉ tiêu cao, chỉ huy mù đã phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm hàng chục triệu người chết đói, đây là chuyện chưa từng có trong lịch sử từ cổ chí kim”.
Trong sách “Nhân họa: ‘Đại nhảy vọt’ và đại mất mùa” xuất bản năm 1991 của học giả Đinh Trữ (Ding Shu), chuyên gia lịch sử Trung Quốc đương đại này đã tính số người chết căn cứ vào mức tăng dân số của Cục Thống kê Quốc gia, theo đó số người chết trong thảm họa “Đại nhảy vọt” vào khoảng 35 – 40 triệu người.
“Cách mạng Văn hóa” là phong trào chính trị do Mao cùng “Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” khởi xướng và lãnh đạo, kéo dài cả thập kỷ (từ 5/1966 – 10/1976). Giới sử học xem đây là “10 năm hỗn loạn” hay “10 năm thảm họa” của Trung Quốc.
Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?
Dương Thiên Tư
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)
Trải nghiệm đáng sợ về 'big data' của ĐCSTQ từ một công dân
Eileen vốn là giám đốc điều hành của một công ty Internet Trung Quốc, cô nhiều lần bị Dữ liệu lớn (big data) của ĐCSTQ theo dõi và bức hại.