Những chuyến tàu cao tốc nhanh nhất thế giới: 'Bay không cần cánh', đi 30 km chỉ mất hơn 5 phút

Chia sẻ Facebook
29/10/2022 15:19:00

Cho đến nay, tàu cao tốc là lựa chọn thay thế hiệu quả nhất cho việc di chuyển bằng đường hàng không với những hành trình lên đến 1.100 km.

Trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nhiều người ưa xê dịch lại không muốn di chuyển trên những chuyến bay ngắn. Hiện tượng flygskam (cảm giác xấu hổ khi đi máy bay) đã và đang khiến nhiều người bớt phụ thuộc vào loại phương tiện này.

Việc có thể chở rất nhiều người cùng một lúc đã nhanh chóng giúp loại phương tiện này trở nên hữu dụng hơn rất nhiều so với những dự án chưa hoàn thiện như Hyperloop.

Kể từ những năm 1980, các nước đã chi hàng trăm tỷ USD để đầu tư vào những tuyến đường sắt cao tốc với công suất lớn, di chuyển khắp châu Âu và châu Á mà “người đi tiên phong” là Shinkansen của Nhật Bản và Train a Grand Vitesse (TGV) ở Pháp.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về các dự án phát triển tàu siêu tốc với mạng lưới đường sắt dài 38.000 km, có thể đến hầu hết mọi nơi trên đất nước. Tây Ban Nha, Đức, Ý, Bỉ và Anh cũng đang mở rộng mạng lưới đường sắt. Năm 2018, châu Phi đã khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên.

Ở những nơi khác trên thế giới, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út và Đài Loan (Trung Quốc) cũng sở hữu tuyến đường sắt cao tốc hiện đại. Ấn Độ, Thái Lan, Nga và Mỹ cam kết xây dựng những tuyến đường sắt mới, với các tàu chạy với vận tốc hơn 250 km/h.

Tuy nhiên, đây mới là những con tàu chạy nhanh nhất thế giới:


1. Shanghai Maglev - 460 kph (Trung Quốc)

Chuyến tàu thương mại chạy nhanh nhất thế giới này sử dụng công nghệ từ trường, chứ không phải bánh thép thông thường trên các đường ray thép. Shanghai Malev kết nối sân bay Phố Đông của Thượng Hải với ga Longyang Road ở trung tâm thành phố, có tốc độ tối đa là 460 km/h, hoàn thành chặng đường 30 km chỉ trong 7 phút rưỡi.

Tàu Shanghai Malev sử dụng công nghệ của Đức, với các toa tàu di chuyển dọc theo một đường ray trên cao, có nam châm cực mạnh nên không có ma sát của bánh xe. Do đó, tàu cũng chạy cực kỳ êm ái. Trung Quốc cũng đang phát triển mạng lưới tàu đệm từ cho các tuyến giữa Thượng Hải và Hàng Châu.


2. Tàu CR400 “Fuxing" - 370 kph (Trung Quốc)

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có các chuyến tàu chạy theo lịch trình nhanh nhất thế giới. Tàu CR400 "Fuxing" chạy với vận tốc thương mại tối đa là 370 km/h nhưng đã thành công với 420 km/h trong các buổi thử nghiệm. CR400 sử dụng công nghệ từ châu Âu và Nhật Bản.

Tàu này có 16 toa, với sức chứa 1.200 hành khách và được trang bị nhiều tiện ích mới lạ như giải trí tại chỗ ngồi, màn hình kính thông minh, sạc không dây, cabin thông minh và thậm chí có thể vận hành trong thời tiết khắc nghiệt.


3. ICE3 - 330 kph (Đức)

InterCity Express (ICE) là “thương hiệu tàu” nổi tiếng trên thế giới khi sở hữu nhiều tàu siêu tốc được triển khai trên nhiều tuyến đường khác nhau.

Tuy nhiên, cái tên nổi trội nhất là tàu ICE3 với vận tốc 330 kph, được phát triển từ năm 1999. Những “cỗ máy trắng” này được chế tạo để chạy quãng đường 180 km từ Cologne đến Frankfurt với tốc độ cao. Nhờ đó, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố từ 2 giờ 30 phút xuống chỉ còn 62 phút kể từ năm 2002.

Tốc độ thông thường của mỗi hành trình là 300 kph nhưng ICE3 được chạy 330 kph khi muộn giờ. Khi chạy thử nghiệm, tốc độ của tàu lên mức tối đa là 368 kph. Chìa khoá để ICE3 đạt được hiệu suất như vậy là 16 động cơ điện được phân bổ khắp đoàn tàu gồm 8 toa, với công suất 11.000 mã lực.

ICE3 hoạt động ở khắp nước Đức, chạy trên cả các chuyến quốc tế, kết nối các thành phố lớn của Đức với Paris, Amsterdam và Brussels.


4. TGV - 320 kph (Pháp)

Pháp là quốc gia nắm giữ kỷ lục về các chuyến tàu siêu tốc, thường đạt tốc độ ấn tượng là 574,8 kph vào ngày 3/4/2007. Với tốc độ 150 m/giây, gần gấp đôi mức tối đa theo lịch trình bình thường của tàu TGV, SNCF là công ty tiên phong trong công nghệ đường sắt tốc độ cao của thế giới.

Mạng lưới tàu tốc độ cao đầu tiên của châu Âu đã vươn xa ra ngoài bên giới nước Pháp. Ngành công nghiệp đường sắt của nước này đã từng bước vượt qua ranh giới của những đoàn tàu thông thường từ Thế chiến II để phá vỡ các kỷ lục vào năm 1995 (332 kph), 1981 (380 kph) và 1990 (515,3 kph).

Ngày nay, những tuyến tàu cao tốc xuất phát từ Paris đi Lyon, Marseille, Bourrdeaux, Nates, Strasbourg, Lille, Brussels và London có vận tốc lên tới 320 kph với mộ số tuyến. Những chiếc tàu TGV màu cam mang tính biểu tượng của những năm 1980 đã “nhường chỗ” cho các tàu “Duplex” với công suất lớn hơn và có thể di chuyển sang các nước như Đức, Thuỵ Sĩ và Tây Ban Nha.

Công nghệ này cũng được xuất khẩu thành công, khi Pháp bán cho Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan, Morocco, Ý và Mỹ trong hơn 30 năm qua.


5. JR East E5 - 320 kph (Nhật Bản)

Nhật Bản là “người đi tiên phong” về khái niệm đường sắt cao tốc vào năm 1964 và tiếp tục là quốc gia dẫn đầu toàn thế giới, giúp thúc đẩy ranh giới về tốc độ, hiệu suất và mức độ an toàn trên các tàu thuộc tuyến Shinkansen.

Trong khi hầu hết các tàu trên tuyến Shinkansen chạy với tốc độ tối đa là 300 kph, thì Tàu siêu tốc E5 của Japan Railways East (JR East) có thể chạy hơn 320 kph trên tuyến Tohoku Shinkansen, từ phía bắc Tokyo tới Shin-Aomori.

Mỗi tàu có 731 chỗ ngồi và 32 động cơ điện, có công suất 12.900 mã lực. Được chế tạo từ hợp kim nhôm nhẹ, E5 có “hệ thống treo tích cực” (active suspension), cho phép tàu điều chỉnh theo các khúc cua với tốc độ cao hơn. Phần mũi dài của toa lái được thiết kế để giảm tiếng ồn khi tàu đi vào đường hầm với tốc độ cao.

Được ra mắt vào năm 2011, 59 tàu E5 đã được chế tạo. Kể từ năm 2016, các tàu này cũng được sử dụng ở phía bắc Aomori, được kết nối với đảo Honshu bằng đường hầm Seikan dưới biển dài 54 km ở eo biển Tsugaru.


Tham khảo CNN

Chia sẻ Facebook